KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG BẰNG VÍT TĂNG CƯỜNG CEMENT SINH HỌC CHO BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC THẮT LƯNG CÓ LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Phạm Minh Đức1,, Đỗ Mạnh Hùng 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật cố định cột sống ngực – thắt lưng bằng vít tăng cường cement sinh học cho bệnh nhân chấn thương cột sống ngực thắt lưng có loãng xương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc hồi cứu và tiến cứu trên 34 bệnh nhân có chẩn đoán chấn thương cột sống ngực thắt lưng có loãng xương được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ 06/2019 đến 6/2022. Kết quả: Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ = 1.62/1; độ tuổi trung bình là 61,5 ± 13,2 tuổi. Đa số các bệnh nhân có biểu hiện đau cột sống ngực – thắt lưng (79,4%). Các bệnh nhân có biểu hiện tổn thương thần kinh chủ yếu ở mức độ trung bình và nhẹ (23,5%). Mức độ đau trung bình trước mổ VAS là 6,3 ± 1,7). Chỉ số giảm chức năng cột sống trước khi phẫu thuật của BN trung bình là 51,8 ± 12,3%, trong đó chủ yếu bệnh nhân bị mất chức năng cột sống nhiều chiếm 61,8%. Điểm T-score trung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu là -3,9 ± 0,6. Vị trí tổn thương hay gặp nhất là vùng bản lề ngực – thắt lưng chiếm 51,4%. Chiều cao của đốt sống giảm mạnh trước mổ, trung bình chiều cao tường trước (12,4 ± 1,8mm) và tường giữa (9,3 ± 1,7mm). Trung bình góc gù thân đốt sống là 25,9° ± 4,0 độ, góc gù vùng trước mổ là 25,8° ± 4,3 độ. Tính theo thang điểm TLIC, điểm trung bình của bệnh nhân là 4,65 ± 1,67. Thời gian phẫu thuật trung bình là 107,9 ± 15,9 phút, lượng máu mất trung bình là 300,0 ± 96,9ml, thời gian nằm viện trung bình là  6,6 ± 1,8 ngày. Tai biến trong mổ có rách màng cứng chiếm 2,9%, rò cement ra cạnh đốt sống chiếm 5,9%. Biến chứng sau mổ có 2,9% bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ và 2,9% bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu, đều được điều trị đáp ứng với kháng sinh và ra viện. Chỉ số ODI 1 tháng và 6 tháng đều giảm đáng kể sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê trên 99% (p=0,000<0,001, Paired Samples T-Test). Kết quả chỉnh hình cột sống với góc gù thân đốt sống và góc gù vùng đều giảm đáng kể so với trước mổ có ý nghĩa thống kê trên 99% (p=0,000 <0,001, Paired Samples T-Test). Chiều cao của đốt sống cũng được khôi phục đáng kể so với trước phẫu thuật sau 1 tháng và 6 tháng có ý nghĩa thống kê trên 99% (p=0,000<0,001, Paired Samples T-Test). Chất lượng cuộc sống tốt và rất tốt sau mổ 6 tháng tính theo thang điểm Macnab đạt 94,1%. Tỉ lệ lỏng vít sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,37%, không có trường hợp nào gãy vít, nhổ vít, gãy rod, bong nẹp sau phẫu thuật. Trong số 34 bệnh nhân nghiên cứu, chỉ có 2 đốt sống liền kề bị tổn thương. Sau phẫu thuật có 94,1% bệnh nhân được điều trị loãng xương sau mổ. Kết luận:  Kết quả phẫu thuật cố định cột sống bằng vít tăng cường cement sinh học ở bệnh nhân chấn thương cột sống ngực – thắt lưng có loãng xương tương đối tốt, đạt kết quả cải thiện lâm sàng và kết qủa chỉnh hình cột sống đáng kể. Tỉ lệ tai biến trong và sau mổ thấp và không có biến chứng nào nặng nề.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thái Hoà (2019), khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân loãng xương cao tuổi. Tạp chí y dược học Cần Thơ - số 22-23-24-25/2019
2. Keiya Yamana, et al (2010), “Clinical application of a pedicle nail system with polymethylmethacrylate for osteoporotic vertebral fracture”, Eur Spine J (2010). 19:1643-1650.
3. Pinar Kuru, et al (2014), “Fracture history in osteoporosis: Risk factor and its effect on quality of life Rollins DL, Bernhard VM, Towne JB. Fasciotomy: an appraisal of controversial issues. Arch Surg. 1981; 116: 1474-1481.
4. Van Stata T.P., Leufkens H.G, Cooper C. “The epidemiology of corticosteroid-induced osteoporosis: a meta-analysis.” Osteoporos Int. 2002;13:777-787Nguyễn Hữu Ước, Vũ Ngọc Tú. Chấn thương, vết thương động mạch chi. Bệnh học ngoại khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học; 2020.
5. Wang H., Li C, Xiang Q. (2012). “ Epidemiology of spinal fractures among the elderly in Chongquing, China”. J Care Injury.
6. Van Stata T.P., Leufkens H.G, Cooper C. “The epidemiology of corticosteroid-induced osteoporosis: a meta-analysis.” Osteoporos Int. 2002;13:777-787.
7. James S.Harop, et al (2004), “Primary and secondary osteoporosis incidence of subsequent vertebral compression fractures after kyphoplasty”. Spine J 29, 2120-2125