HIỆU QUẢ GÂY TÊ KHI THÊM DEXAMETHASONE VÀO LEVOBUPIVACAIN TRONG GÂY TÊ ĐÁM RỐI CÁNH TAY ĐƯỜNG TRÊN ĐÒN CHO PHẪU THUẬT CHI TRÊN

Nguyễn Văn Toàn 1,, Nguyễn Công Thành 2, Đặng Quang Dũng 2, Hoàng Văn Mạnh 2
1 Đại học y dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tác dụng ức chế cảm giác, ức chế vận động, hiệu quả vô cảm và giảm đau sau mổ cho phẫu thuật chi trên khi thêm 8mg dexamethasone vào dung dịch levobupvacain 0,5% và adrenalin 5mcg/ml với khi không thêm trong gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 60 bệnh nhân được phẫu thuật chi trên theo kế hoạch tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 1/ 2022 đến tháng 9/2022. Kết quả: Tỷ lệ chất lượng vô cảm tốt ở nhóm LA và LAD lần lượt là 90% và 93,33%. Không có trường hợp nào chất lượng vô cảm kém. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác và vận động ở nhóm LAD (lần lượt là: 5,33 ± 1,42 phút và 8,40 ± 2,04 phút) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm LA (lần lượt là: 7,20 ± 1,56 phút và 10,23 ± 2,23 phút). Thời gian tác dụng ức chế cảm giác, vận động, yêu cầu liều cứu giảm đau đầu tiên ở nhóm LAD (lần lượt là: 1132,20 ± 224,84 phút, 995,37 ± 227,03 phút và 1107,37 ± 219,09 phút) dài hơn có ý nghĩa so với nhóm LA (lần lượt là: 871,50 ± 154,37 phút, 733,93 ± 161,83 phút và 842,37 ± 159,02 phút). Kết luận: Việc thêm dexamethasone vào levobupivacain trong gây tê đám rối thần kinh đường trên đòn đã giúp giảm thời gian tiềm tàng, kéo dài thời gian tác dụng ức chế cảm giác, vận động và giảm đau sau mổ. Đồng thời cũng cho kết quả vô cảm tốt khi phẫu thuật chi trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. QUỲNH, PHẠM VĂN, et al., nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng lidocain phối hợp với dexamethason trong phẫu thuật chi trên, Y Học Thực Hành, 2014, p. 6-9
2. Tiến, Nguyễn Xuân, et al., tác dụng của levobupivacain phối hợp fentanyl trong gây tê đám rối thần kinh cánh tay sau phẫu thuật, Y Học Việt Nam, 2022, p. 63-68
3. Persec, J., et al., Low-dose dexamethasone with levobupivacaine improves analgesia after supraclavicular brachial plexus blockade. Int Orthop, 2014. p. 101-5.
4. Yamazaki, A., et al., Comparison of plasma concentrations of levobupivacaine with and without epinephrine for thoracic paravertebral block: A randomised trial. Anaesth Crit Care Pain Med, 2021. p. 100952.
5. Morita, S., et al., Dexamethasone added to levobupivacaine prolongs the duration of interscalene brachial plexus block and decreases rebound pain after arthroscopic rotator cuff repair. J Shoulder Elbow Surg, 2020. p. 1751-1757.
6. Pani, N., et al., A clinical comparison between 0.5% levobupivacaine and 0.5% levobupivacaine with dexamethasone 8 mg combination in brachial plexus block by the supraclavicular approach. Indian J Anaesth, 2017. p. 302-307.
7. Phương, Nguyễn Thị, et al., Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm cho bệnh nhân cấp cứu chấn thương chi trên. 2020.
8. Veena, G., et al., Comparison of Perineural and Intravenous Dexamethasone as an Adjuvant to Levobupivacaine in Ultrasound-Guided Infraclavicular Brachial Plexus Block: A prospective Randomized Trial. Anesth Essays Res, 2021. p. 45-50.