KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CHĂM SÓC CỦA BÀ MẸ VỀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

Trần Thị Kiều Anh 1,, Nguyễn Văn Tuấn 2
1 Đại học y khoa Vinh
2 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ, thực hành xử trí chăm sóc và phòng ngừa của các bà mẹ về bệnh Hen phế quản ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Nghiên cứu 95 bà mẹ tại khoa Nhi BVĐK thành phố Vinh về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành xử trí chăm sóc và phòng ngừa của các bà mẹ về bệnh Hen phế quản cho trẻ. Kết quả: Tỷ lệ trẻ mắc hen phế quản trong gia đình có người bị hen phế quản là 73.7%, trong đó số trẻ được chẩn đoán và điều trị >1 năm là 62.1%. Trong đó có 42.1% trẻ đang dùng thuốc ngừa cơn, 26.3% dùng thuốc cắt cơn, 31.6% dùng thuốc ngừa cơn kết hợp cắt cơn; Kiến thức về yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh HPQ do chế độ ăn là 70.5%, yếu tố môi trường, khói bụi có 54.7%, thời tiết 75.3%. Tỷ lệ bà mẹ biết về dấu hiệu nặng của bệnh như thở khò khè, thở rít, rút lõm lồng ngực và khó thở còn thấp (55.8; 26.3; 43.2; 36.8%); 73.6% bà mẹ có thái độ đúng dùng thuốc ngừa cơn đầy đủ, đúng cách, 26.4% có thái độ không đúng trong khi tỷ lệ bà mẹ có thái độ dùng thuốc cắt cơn hen đúng là 93.7%. Bà mẹ có phân biệt được thuốc cắt cơn và ngừa cơn là 75,8%, nhận biết lượng thuốc còn lại trong chai MDI đúng là 63, 2%; 89.4% bà mẹ thực hành vệ sinh buồng hít đúng; 87.4% bà mẹ thực hành cho trẻ súc miệng sau khi xịt; Tỷ lệ bà mẹ thực hành giảm liều, ngưng thuốc ngừa cơn cho bệnh nhi HPQ chiếm 77.9%, còn lại 21.1% không biết; 87.4% bà mẹ thực hành dùng thuốc cắt cơn đúng. Kết luận: Hen phế quản là bệnh lý hô hấp hay gặp ở trẻ em. Một số trường hợp tử vong do sự thiếu kiến thức, thực hành của bà mẹ trong phòng ngừa cũng như thái độ xử trí. Giáo dục sức khỏe về chăm sóc theo dõi trẻ bị hen phế quản là rất cần thiết, mang lại hiệu quả cho quá trình điều trị, giúp cho bà mẹ chăm sóc con tại nhà tốt hơn. Do đó cần nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành xử trí chăm sóc và phòng ngừa của các bà mẹ trong quá trình trẻ bị bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản”.
2. Nguyễn Thị Rảnh (2017), “Đánh giá kiến thức về quản lý Hen phế quản của bà mẹ có con bị hen ở khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2017”, Bệnh viện Nhi Đồng I.
3. GINA (2017), “Phác đồ điều trị hen phế quản”.
4. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2010), Đánh giá kiến thức, thực hành của bố, mẹ bệnh nhi trong điều trị dự phòng Hen phế quản ở trẻ em, Đại học Y Hà Nội.
5. Bùi Kim Thuận (2018), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị kiểm soát hen ở trẻ ≤ 5 tuổi theo các dạng phenotype tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An 2018”.
6. Akinbami L. J. &Schoendorf K. C. (2002), "Trends in childhood asthma: prevalence, health care utilization, and mortality", Pediatrics, 110 (2 Pt 1), pp. 315-22.