PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI

Thị Thúy Hà Đinh 1,
1 Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích tình hình đề kháng và sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn các vi khuẩn gram âm đa kháng, đánh giá sự hợp lý theo các khuyến cáo, khảo sát các yếu tố liên quan đến thất bại điều trị. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang mô tả các xét nghiệm vi sinh, KSĐ và hồ sơ bệnh án dương tính với Acinetobacter baumannii hoặc Klebsiella pneumonia hoặc Pseudomonas aeruginosa tại ICU và khoa hô hấp bệnh viện Đồng Nai trong thời gian 01/01/2018 đến 31/12/2018. Kết quả: 301 HSBA được lựa chọn. Có 32 kháng sinh trong 14 nhóm kháng sinh được lựa chọn điều trị nhiễm khuẩn: penicillin 96.6%, carbapenem 58.5% và quinolon 30.9%. Phối hợp 2 KS được ưu tiên sử dụng (50.2% và 49.1% trước và sau khi có KSĐ), trong đó chủ yếu phối hợp quinolon và betalactam 33.2%. Tỉ lệ KS phù hợp với KSĐ trước và sau khi có kết quả vi sinh 35.8% và 54.3%. Hầu hết phác đồ phù hợp với khuyến cáo điều trị (65.6%). Tình trạng liên quan (thở máy và nhập ICU) làm tăng nguy cơ thất bại điều trị: thở máy (OR =  5.2; 95% CI: 2.07 ÷ 13.07; P < 0.001), nhập ICU (OR = 12.8; 95% CI: 4.61 ÷ 35.54; P < 0.001). Sử dụng kháng sinh nhạy cảm trên 7 ngày giúp giảm nguy cơ điều trị thất bại (OR 0.41; 95% CI: 0.19 ÷ 0.89; P = 0.024). Kết luận: Kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn gram âm đa kháng hầu hết phù hợp với các hướng dẫn điều trị. Thời gian dùng KS và tình trạng liên quan (thở máy và nhập ICU) là các yếu tố liên quan kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al-Hasan, Majdi N et al (2009). “Beta-lactam and fluoroquinolone combination antibiotic therapy for bacteremia caused by gram-negative bacilli.” Antimicrobial agents and chemotherapy, 53(4): 1386-1394.
2. Bergmans DC, Bonten MJ et al (1997). Indications for antibiotic use in ICU patients: a one-year prospective surveillance. J Antimicrob Chemother, 39(4):527-35.
3. Đoàn Mai Phương, (2017), Báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017, truy cập ngày 31/10/2018, .
4. Ezebuenyi MC, Brakta F et al (2018). Evaluation of Physician Prescribing Patterns For Antibiotics in the Treatment of Nonnecrotizing Skin and Soft Tissue Infections, P & T : a peer-reviewed journal for formulary management 43(5):287-292.
5. Gattarello S, Ramírez S et al (2015). Investigadores del CRIPS. Causes of non-adherence to therapeutic guidelines in severe community-acquired pneumonia. Revista Brasileira de terapia intensiva, 27(1):44-50.
6. Nguyễn Bửu Huy, Phan Thị Phụng, Nguyễn Mai Hoa, Vũ Đình Hòa và Nguyễn Hoàng Anh (2018 ). Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện/viêm phổi thở máy điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, Dược Học, số 507, tr.8-13.
7. WHO (2016). The second National Antibiotics Awareness Week in Viet Nam highlights the continued high level commitment of the government against antimicrobial resistance (AMR), Ha Noi
8. Sbrana F, Malacarne P et al (2013). Carbapenem-sparing antibiotic regimens for infections caused by Klebsiella pneumoniae carbapenemase-producing K. pneumoniae in intensive care unit. Clin Infect Dis, 56(5):697-700.