NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT MỞ SỌ GIẢI ÉP NHỒI MÁU NÃO DIỆN RỘNG DO TẮC ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA

Nguyễn Thành Bắc 1, Phạm Ngọc Hào2, Trần Mạnh Cường 2, Hoàng Mạnh Linh 1,
1 Bệnh viện quân y 103
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng kết quả của phẫu thuật mở sọ giải ép (MSGE) ở bệnh nhân nhồi máu não diện rộng do tắc động mạch não giữa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 33 bệnh nhân nhồi máu não diện rộng do tắc động mạch não giữa đã trải qua phẫu thuật mở sọ giải ép tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 9 năm 2022. Các phân tích đơn biến và đa biến được thực hiện cho các biến số lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não liên quan đến kết quả chức năng theo Thang điểm Rankin cải tiến (mRS). Kết quả lâm sàng được đánh giá sau 90 ngày. Kết quả: Điểm mRS trung bình tại thời điểm 90 ngày sau phẫu thuật mở sọ giải ép là 4. Kết quả chức năng tốt được quan sát thấy ở 33,3% bệnh nhân tại ngày thứ 90. Tỷ lệ tử vong sau 90 ngày là 24,2%. Phân tích đơn biến xác định khả năng dẫn đến kết quả chức năng kém (điểm mRS từ 4–6) ở những bệnh nhân có tiền sử đột quỵ não cũ (OR 2,2 [95% KTC 1,09–10,66]; p = 0,037), tiền sử tăng huyết áp (OR 12,0 [KTC 95% 1,99–72,35]; p = 0,030), di lệch đường giữa (DLĐG) > 10 mm (OR 12,0 [ KTC 95% 2,16– 66,54]; p = 0,002). Phân tích đa biến cho thấy tỷ lệ cao của kết quả chức năng kém liên quan đến tiền sử đột quỵ não cũ (OR 5,56 [KTC 95% 2,23-10,32]; p = 0,026, MLS > 10mm (OR 6,74[KTC 95% 1,21-12,33]; p = 0,038), giãn đồng tử (OR 11,88 [KTC 95% 1,65-30,78] p = 0,017). Kết luận: Tiền sử đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, di lệch đường giữa > 10 mm và giãn đồng tử trước khi phẫu thuật có liên quan đến kết quả chức năng kém.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hofmeijer, J., et al. (2009), "Surgical decompression for space-occupying cerebral infarction (the Hemicraniectomy After Middle Cerebral Artery infarction with Life-threatening Edema Trial [HAMLET]): a multicentre, open, randomised trial", Lancet Neurol. 8(4), pp. 326-333.
2. Jüttler, E., et al. (2007), "Decompressive Surgery for the Treatment of Malignant Infarction of the Middle Cerebral Artery (DESTINY): a randomized, controlled trial", Stroke. 38(9), pp. 2518-2525.
3. Leonhardt, G., et al. (2002), "Clinical outcome and neuropsychological deficits after right decompressive hemicraniectomy in MCA infarction", J Neurol. 249(10), pp. 1433-1440.
4. Vahedi, Katayoun, et al. (2007), "Sequential-Design, Multicenter, Randomized, Controlled Trial of Early Decompressive Craniectomy in Malignant Middle Cerebral Artery Infarction (DECIMAL Trial)". 38(9), pp. 2506-2517.
5. Walz, B., et al. (2002), "Prognosis of patients after hemicraniectomy in malignant middle cerebral artery infarction", J Neurol. 249(9), pp. 1183-1190.
6. Zhao, J., et al. (2012), "Decompressive hemicraniectomy in malignant middle cerebral artery infarct: a randomized controlled trial enrolling patients up to 80 years old", Neurocrit Care. 17(2), pp. 161-171.
7. Jüttler, Eric, et al. (2014), "Hemicraniectomy in Older Patients with Extensive Middle-Cerebral-Artery Stroke". 370(12), pp. 1091-1100.
8. Paliwal, P., et al. (2018), "Early Decompressive Hemicraniectomy for Malignant Middle Cerebral Artery Infarction in Asian Patients: A Single-Center Study", World Neurosurg. 111, pp. e722-e728.