ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG HÀM TRÊN TRÊN PHIM CTCB Ở BỆNH NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NONG XƯƠNG HÀM TRÊN BẰNG KHÍ CỤ ỐC NONG NHANH TỰA TRÊN MINISCREW (MARPE)

Ngô Thị Huyền 1,, Nguyễn Thị Thúy Nga 2, Phạm Như Hải 1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi trên phim cắt lớp chùm tia hình nón trước sau điều trị nong xương hàm trên bằng khí cụ ốc nong nhanh tựa trên miniscrew ở nhóm bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện RHMTW Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 hồ sơ bệnh án bệnh nhân từ hẹp xương hàm trên đã được điều trị với khí cụ ốc nong nhanh tựa trên Miniscrew (MARPE). Kết quả: Các bệnh nhân có sự cốt hóa của đường khớp giữa khẩu cái đều ở giai đoạn C, D và E, với độ rộng khe khớp giảm dần từ trước ra sau. Độ rộng cung răng hàm trên ban đầu hẹp hơn so với hàm dưới. Độ rộng cung hàm trên và mức độ chênh lệch giữa độ rộng cung hàm trên - dưới đều nhỏ hơn chỉ số Yonsei. Sau kết thúc nong hàm, cung răng hàm trên đã phủ ngoài cung răng hàm dưới. Mức tăng độ rộng cung răng hàm trên ở vùng R3 là: 2,91mm; vùng R4 là: 4,51mm; vùng R6 là: 6,00mm. Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở cả ba vị trí (p<0,05). Độ rộng cung răng hàm dưới cũng tăng, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Việc tách đường khớp giữa khẩu cái, nong nhanh xương hàm trên còn có tác dụng làm nghiêng răng và xương ổ răng, và thay đổi là có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Với 30 bệnh nhân độ tuổi từ 13-18 tuổi, độ cốt hóa đường khớp giữa hàm trên chủ yếu từ giai đoạn C,D,E. Việc tách đường khớp giữa khẩu cái, nong nhanh xương hàm trên còn có tác dụng làm nghiêng răng và xương ổ răng, và thay đổi là có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Bá Tri (2011), Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng ốc nong nhanh trong điều trị kém phát triển chiều ngang xương hàm trên, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thu Phương (2015), Điều trị kém phát triển chiều ngang và chiều trước – sau xương hàm trên, Nhà xuất bản Y học.
3. Winsauer H., Vlachojannis J., Winsauer C., et al. (2013). A bone-borne appliance for rapid maxillary expansion. J Clin Orthod JCO, 47(6), 375–381; quiz 388.
4. Carlson C., Sung J., McComb R.W., et al. (2016). Microimplant-assisted rapid palatal expansion appliance to orthopedically correct transverse maxillary deficiency in an adult. Am J Orthod Dentofac Orthop Off Publ Am Assoc Orthod Its Const Soc Am Board Orthod, 149(5), 716–728.
5. Jeon J.Y., Choi S.-H., Chung C.J., et al. (2022). The success and effectiveness of miniscrew-assisted rapid palatal expansion are age- and sex-dependent. Clin Oral Investig, 26(3), 2993–3003.
6. McNamara J.A., Baccetti T., Franchi L., et al. (2003). Rapid maxillary expansion followed by fixed appliances: a long-term evaluation of changes in arch dimensions. Angle Orthod, 73(4), 344–353.
7. Salmoria I., de Souza E.C., Furtado A., et al. (2022). Dentoskeletal changes and their correlations after micro-implant-assisted palatal expansion (MARPE) in adults with advanced midpalatal suture ossification. Clin Oral Investig, 26(3), 3021–3031.
8. Siddhisaributr P., Khlongwanitchakul K., Anuwongnukroh N., et al. (2022). Effectiveness of miniscrew assisted rapid palatal expansion using cone beam computed tomography: A systematic review and meta-analysis. Korean J Orthod, 52(3), 182–200.