ĐÁNH GIÁ SỰ VỮNG ỔN CỦA IMPLANT SAU ĐIỀU TRỊ IMPLANT TỨC THÌ PHỤC HỒI LẠI RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm 1,, Nguyễn Nhật Đăng Huân 1
1 Đại học y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc đạt được sự ổn định sơ khởi tối ưu ở các vị trí răng sau mới nhổ khó khăn hơn vì đặc điểm hình thái xương ổ răng cũng như không thể mở rộng vùng khoan xương để đặt implant do liên quan tới các cấu trúc giải phẫu kế cậnđánh giá sự vững ổn của implant sau điều trị implant tức thì là tiêu chí quan trọng cho phục hình sau cùng. Mục tiêu: Đánh giá sự vững ổn của implant sau  điều trị implant tức thì phục hồi lại răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: BN trên 18 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ có chỉ định nhổ răng để cấy Implant tức thì ở răng cối lớn thứ nhất hàm dưới với tiêu chuẩn bênh nhân còn răng hoặc chân răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có chỉ định nhổ; Mào xương tương đương với răng kế cận; Vách xương ổ răng phía ngoài hoặc trong còn nguyên vẹn; Không có hiện tượng viêm tiết dịch mủ ngay khi nhổ răng; Mô mềm lân cận không có tổ chức hạt viêm hoặc viêm mô tế bào. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện chọn tất cả các BN đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020. Kết quả: Mật độ xương D1 chiếm 2,7%, mật độ xương loại D2 và D3 có tỉ lệ bằng nhau (45,9%), trong đó loại D2 chủ yếu ở nam còn D3 ở nữ. Ngay sau khi phẫu thuật, giá trị ISQ tốt (>70) có tỉ lệ 5,4%, trong khi đó tỉ lệ implant có giá trị ISQ<60 chiếm 67,6%.Sau 6 tháng, tỉ lệ implant ổn định tốt tăng từ 5,4% lên 21,6%, tỉ lệ khá cũng tăng từ 27% lên 78,4% và không còn implant có độ ổn định kém. Kết luận: việc đặt implant tức thì đơn lẻ vào ổ răng mới nhổ  vùng răng cối cho kết quả khả quan về sự ổn định implant với điều kiện là phải nghiêm ngặt tiêu chí lựa chọn tuân theo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Cúc (2018), Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân mất răng hàm trên phía sau bằng phương pháp nâng xoang hở, ghép xương và cấy ghép implant một thì tại bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt thành phố Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Ngô Vĩnh Phúc (2018), “Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng”, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 8(6), 196 - 202.
3. Almasoud, N. N., Tanneru, N., & Marei, H. F. (2016), “Alveolar bone density and its clinical implication in the placement of dental implants and orthodontic mini-implants”, Saudi medical journal, 37(6), 684– 689.
4. Amato, F., & Polara, G. (2018), “Immediate Implant Placement in Single-Tooth Molar Extraction Sockets: A 1- to 6-Year Retrospective Clinical Study”, The International journal of periodontics & restorative dentistry, 38(4), 495–501.
5. Bornstein, M. M., Hart, C. N., Halbritter, S. A., Morton, D., & Buser, D.(2009), “Early loading of nonsubmerged titanium implants with a chemically modified sand-blasted and acid-etched surface: 6-month results of a prospective case series study in the posterior mandible focusing on peri-implant crestal bone changes and implant stability quotient (ISQ) values”, Clinical implant dentistry and related research, 11(4), 338–347.
6. Buser D, Chappuis V, Belser UC, Chen S (2017), “Implant placement postextraction in esthetic single tooth sites: when immediate, when early, when late?”, Periodontol 2000, 73(1), 84–102.
7. Huang HL, Tsai MT, Su KC (2013), “Relation between initial implant stability quotient and bone-implant contact percentage: an in vitro model study”, Oral surgery, oral medicine, oral pathology and oral radiology, 116(5), e356–e361.
8. Hämmerle C.H (2004), "Consensus statements and recommended clinical procedures regarding the placement of implants in extraction sockets", Acta Orthopaedica Scandinavica, 19 (Suppl), 26-28.
9. Maksoud MA (2017), Quick reference to dental implant surgery, Wiley Blackwell.
10. Restnik R.R (2020), Misch’s contemporary implant dentistry, 4th ed., Elsevier Publishing