KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TẠO HÌNH THỰC QUẢN BẰNG TOÀN BỘ DẠ DÀY TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư thực quản là một bệnh thường gặp của đường tiêu hóa. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị triệt căn hiệu quả nhất hiện nay. Sau khi cắt thực quản thì việc sử dụng dạ dày tạo hình thay thế đọan thực quản đã cắt là rất quan trọng và nó quyết định rất lớn đến thành công của phẫu thuật. Chúng tôi tiến hành phương pháp sử dụng toàn bộ dạ dày để thay thế đoạn thực quản đã cắt mà không thu nhỏ dạ dày lại thành ống như trước đây. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu trên nhóm bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật cắt thực quản và tạo hình thực quản thay thế bằng toàn bộ dạ dày. Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 chúng tôi thực hiện mổ nội soi cắt thực quản nạo vét hạch và tạo hình thực quản bằng toàn bộ dạ dày cho 6 bệnh nhân. Tất cả đều nam giới, độ tuổi trong khoảng từ 55 tuổi đến 65 tuổi, được chẩn đoán ung thư thực quản ngực đoạn 1/3 dưới. Thời gian tạo hình dạ dày để thay thế đoạn thực quản là từ 30 phút đến 45 phút. Không có tai biến trong mổ, 1 bệnh nhân chậm lưu thông dạ dày trong thời gian hậu phẫu. Kết quả tái khám sau mổ một tháng có 1 bệnh nhân bị trào ngược sau ăn. Sau mổ 3 tháng kết quả hoàn toàn tốt. Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy sử dụng toàn bộ dạ dày để thay thế đoạn thực quản đã cắt trong phẫu thuật điều trị ung thư thực quản cho kết quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư thực quản, phẫu thuật điều trị ung thư thực quản
Tài liệu tham khảo
2. Pennathur A, Gibson MK, Jobe BA, Luketich JD. Oesophageal carcinoma. The Lancet. 2013;381(9864):400-412. doi:10.1016/s0140-6736(12)60643-6
3. Watanabe M, Otake R, Kozuki R, et al. Recent progress in multidisciplinary treatment for patients with esophageal cancer. Surgery today. Jan 2020;50(1):12-20. doi:10.1007/s00595-019-01878-7
4. Harada K, Rogers JE, Iwatsuki M, Yamashita K, Baba H, Ajani JA. Recent advances in treating oesophageal cancer. F1000Research. 2020;9doi:10.12688/f1000research.22926.1
5. Fabbi M, Hagens ERC, van Berge Henegouwen MI, Gisbertz SS. Anastomotic leakage after esophagectomy for esophageal cancer: definitions, diagnostics, and treatment. Diseases of the esophagus: official journal of the International Society for Diseases of the Esophagus. Jan 11 2021;34(1)doi: 10.1093/dote/doaa039
6. Pu S, Chen H, Zhou C, et al. Major Postoperative Complications in Esophageal Cancer After Minimally Invasive Esophagectomy Compared With Open Esophagectomy: An Updated Meta-analysis. The Journal of surgical research. Jan 2021;257:554-571. doi:10.1016/ j.jss.2020.08.011
7. Yoshida K, Tanaka Y, Imai T, et al. Subtotal stomach in esophageal reconstruction surgery achieves an anastomotic leakage rate of less than 1%. Annals of gastroenterological surgery. Jul 2020;4(4):422-432. doi:10.1002/ags3.12336
8. Xu QL, Li H, Zhu YJ, Xu G. The treatments and postoperative complications of esophageal cancer: a review. Journal of cardiothoracic surgery. Jul 6 2020;15(1):163. doi:10.1186/s13019-020-01202-2