ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U HỖN HỢP TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI CÓ BẢO TỒN THẦN KINH MẶT

Nguyễn Hồng Lợi 1,, Nguyễn Việt Dũng 2, Trần Xuân Phú 1, Nguyễn Văn Khánh 1
1 Trung tâm Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Huế
2 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khối u tuyến nước bọt mang tai là loại khối u điển hình về tính đa dạng hình thái mô học giữa các khối u khác nhau cũng như trong cùng một khối u. Hơn nữa, các khối u hỗn hợp, sự biệt hóa và xu hướng ác tính hóa các u lành có thể làm cho các chẩn đoán mô học bị mất giá trị theo dõi trong một thời gian dài. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai có bảo tồn thần kinh mặt. Đối tượng và phương pháp: Gồm 36 bệnh nhân được chẩn đoán u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai và được phẫu thuật bọc u có bảo tồn dây thân kinh mặt tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian từ tháng 01/2020 đến 09/2021. Kết quả: Nhóm tuổi thường gặp là nhóm từ ≥ 40-60 tuổi chiếm 38,9%. Giới: nam 41,7%, nữ 58,3%. Thời gian phát hiện u thường 12- 60 tháng chiếm 50%. Vị trí bên trái gặp nhiều hơn bên phải chiếm 52,8%, kích thước khối u 2-4cm chiếm 66,7%, mật độ chủ yếu chắc chiếm 83,3%. U chủ yếu nằm thuỳ nông chiếm 75%. Đặc điểm trên siêu âm 100% khối u giảm âm, 75% đồng nhất. Đặc điểm trên phim cắt lớp vi tính 55,6% thuỳ nông, 63,9% đồng nhất. Kết quả phẫu thuật: kết quả tốt 83,3%, kết quả khá 16,7%. Kết luận: Giá trị chẩn đoán siêu âm, phim cắt lớp vi tính có độ chính xác cao đối với khối u vùng tuyến nước bọt mang tai. Phương pháp phẫu thuật bóc u hổn hợp tuyến nước bọc mang tai bảo tồn dây thần kinh mặt là phương pháp đem lại kết qủa điểu trị tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Xuân Trường (1988), Kết hợp chụp tuyến mang tai với xét nghiệm tế bào học qua chọc hút trong chẩn đoán áp dụng phẫu thuật cắt bỏ tuyến phẫu tích bảo tồn dây thần kinh mặt trong điều trị u hỗn hợp tuyến mang tai, in Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú chuyên ngành Ung thư, Đại Học Y Hà Nội.
2. Hàn Thị Thanh Vân (2001), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai ở bệnh viện K từ năm 1996 – 2001, in Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học chuyên ngành Ung thư, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Phương (2000), Chụp tuyến có thuốc cản quang đối chiếu giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị u tuyến nước bọt mang tai, in Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Hà Nội.
4. Williams MF (1995), Surgical Pathology of the Salivary Glands, Otolaryngology–Head and Neck Surgery, 112:352-353.
5. Linsky H, Mandel L (2002) Preliminary steps in the diagnosis of the pleomorphic adenoma. N Y State Dent, J 68:28-31.
6. Zajkowski P, Jakubowski W, Białek EJ, et al. (2000), Pleomorphic adenoma and adenolymphoma in ultrasonography. Eur J Ultrasound, 12:23-9.
7. Laskawi R, Schott T, Schröder M (1998), Recurrent pleomorphic adenomas of the parotid gland: clinical evaluation and long-term follow-up. Br J Oral Maxillofac Surg, 36:48-51.
8. Phạm Hoàng Tuấn (2007), Nghiên cứu lâm sàng, X quang, giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị u hỗn hợp tuyến mang tai, in Luận án tốt nghiệp tiến sĩ y học chuyên ngành Phẫu thuật Hàm Mặt, Đại Học Răng Hàm Mặt. 129.