KẾT QUẢ GHÉP DA ĐẦU MẢNH MỎNG TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG BỎNG SÂU Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA LÊ HỮU TRÁC

Trần Đình Hùng 1,, Ngô Tuấn Hưng 1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ghép da đầu mảnh mỏng trong điều trị tổn thương bỏng sâu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp 57 lần phẫu thuật lấy da mảnh mỏng trên 38 bệnh nhi có chỉ định phẫu thuật ghép da điều trị bỏng sâu từ 2% diện tích cơ thể (DTCT) trở lên tại Bệnh viện Bỏng quốc gia từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022. BN được chia làm hai nhóm lấy da vùng đầu (nhóm nghiên cứu) và lấy da vùng khác (nhóm chứng), được so sánh về đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị. Kết quả: Tỷ lệ da ghép bám sống ở nhóm nghiên cứu tốt hơn có ý nghĩa nhóm chứng (p = 0,02), đặc biệt ở nền ghép sau cắt hoại tử. So với nhóm chứng, nhóm nghiên cứu có thời gian khỏi vùng lấy da thấp hơn đáng kể (p = 0,000). Đánh giá vùng lấy da sau 1 tháng và 3 tháng phẫu thuật thấy 100% bệnh nhi mọc tóc bình thường, không có trường hợp nào viêm da khư trú. Cảm giác ngứa ở nhóm chứng cao hơn nhóm nghiên cứu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,000). Ở nhóm chứng, có 5 bệnh nhi (17,86%) sau 3 tháng phẫu thuật có sẹo lồi, sẹo phì đại 1 phần vùng lấy da; trong khi, nhóm nghiên cứu không có trường hợp nào, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,03). Kết luận: Nhóm được ghép da bằng da đầu tự thân có khả năng bám sống tốt hơn. Ở vùng lấy da đầu khỏi nhanh hơn và ít xuất hiện các biến chứng gây mất thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Oh S. J. (2020) A systematic review of the scalp donor site for split-thickness skin grafting. Archives of Plastic Surgery, 47 (06), 528-534.
2. Chang L.-Y., Yang J.-Y., Chuang S.-S.et al. (1998) Use of the scalp as a donor site for large burn wound coverage: review of 150 patients. World journal of surgery, 22 (3), 296-300.
3. Zakine G., Mimoun M., Pham J.et al. (2012) Reepithelialization from stem cells of hair follicles of dermal graft of the scalp in acute treatment of third-degree burns: first clinical and histologic study. Plastic and Reconstructive Surgery, 130 (1), 42e-50e.
4. Martinot V., Mitchell V., Fevrier P.et al. (1994) Comparative study of split thickness skin grafts taken from the scalp and thigh in children. Burns, 20 (2), 146-150.
5. Junior J. A. F., Freitas F. A., Ungarelli L. F.et al. (2010) Absence of pathological scarring in the donor site of the scalp in burns: an analysis of 295 cases. Burns, 36 (6), 883-890.
6. Mimoun M., Chaouat M., Picovski D.et al. (2006) The scalp is an advantageous donor site for thin-skin grafts: a report on 945 harvested samples. Plastic and Reconstructive Surgery, 118 (2), 369-373.
7. Bayat A., Arscott G., Ollier W.et al. (2004) Description of site-specific morphology of keloid phenotypes in an Afrocaribbean population. British journal of plastic surgery, 57 (2), 122-133.
8. Nieuwendijk S. M. P., de Korte I. J., Pursad M. M.et al. (2018) Post burn pruritus in pediatric burn patients. Burns, 44 (5), 1151-1158.