KẾT QUẢ TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 139 bệnh nhân được tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022. Các bệnh nhân được theo dõi, thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 25.0. Kết quả: Tuổi trung bình: 52,99 ± 11,64 tuổi; kích thước sỏi trung bình là 28,96 ± 10,61 mm; kích thước sỏi ≥ 30 mm chiếm 43,9%. Số lượng sỏi nhiều hơn 1 viên trở lên chiếm 66,2%. Vị trí sỏi thường gặp là sỏi đài bể thận 80,6% (112/139 BN); điểm GSS độ III và IV chiếm 60,4%. Tỷ lệ sạch sỏi sau tán lần 1 đạt 53,2%, 20,9% được tán sỏi qua da lần 2; tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng là 63,3%. Tỷ lệ tai biến, biến chứng 15,1%; bao gồm sốt sau phẫu thuật 10,1%; chảy máu không truyền máu 0,7%; chảy máu phải truyền máu 2,9%; tụ dịch quanh thận 7,2%; nút mạch do tổn thương mạch thận 0,7%; chấn thương lách 0,7%; sốc nhiễm khuẩn 0,7%. Kết quả điều trị đạt tốt chiếm 59,7%; trung bình 40,3%; không có kết quả xấu. Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị sỏi thận.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sỏi thận, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.
Tài liệu tham khảo
2. Lê Đình Nguyên (2021), "Nghiên cứu kết quả điều trị sỏi thận có kích thước lớn hơn 2 cm bằng phương pháp lấy sỏi qua da", Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
3. Nguyễn Minh An, Đặng Văn Hùng (2021), "Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020", Tạp chí Y học Việt Nam, 503 (2), pp. 66-70.
4. Nguyễn Nhật An, Lê Ánh Nguyệt, Cao Quyết Thắng, và cộng sự (2022), "Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ điều trị sỏi san hô tại Bệnh viện quân y 103", Tạp chí Y học Việt Nam, 519 - Tháng 10 - Số chuyên đề, pp. 3-10.
5. Jiang H, Yu Z, Chen L, et al (2017), "Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy versus Retrograde Intrarenal Surgery for Upper Urinary Stones: A Systematic Review and Meta-Analysis", Biomed Res Int, 2017.
6. Moreno-Palacios J, Avilés-Ibarra O J, García-Peña E, et al (2018), "Rearrangement of the Guy's stone score improves prediction of stone-free rate after percutaneous nephrolithotomy", Turk J Urol, 44 (1), pp. 36-41.
7. Temel M C, Ediz C, Okçelik S, et al (2020), "Perioperative indices predicting fever following percutaneous nephrolithotomy", J Coll Physicians Surg Pak, 30 (12), pp. 1306-1311.