CHỈ SỐ HẠNH PHÚC WHO-5 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN MẮC COVID 19 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: MỘT KHẢO SÁT CẮT NGANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: WHO-5 là một công cụ tự báo cáo chung được sử dụng rộng rãi để đo lường sức khỏe tâm lý, đặc biệt WHO-5 cố gắng đo lường mức độ dễ chịu của cảm xúc. Còn rất ít nghiên cứu tập trung vào tâm lý hạnh phúc. Đặc biệt, thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh là tâm dịch lớn nhất của cả nước. Việc hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe thì giải tỏa những vấn đề về tâm lý cần được quan tâm. Mục tiêu: Mô tả mức độ hạnh phúc theo WHO-5 và tìm hiểm một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc COVID 19 nhẹ được điều trị tại nhà. Đối tượng và phương pháp: Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 685 bệnh nhân bằng form google với chỉ số hạnh phúc WHO-5 tại thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2022-3/2022. Kết quả: Điểm trung bình chỉ số hạnh phúc WHO-5 là 8± 6.04. Sau khi phân nhóm điểm cắt 13, cho thấy 74.3% đối tượng nghiên cứu thiếu hạnh phúc. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hạnh phúc và giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, lo so lây nhiễm COVID-19 cho các thành viên khác sống chung, cảm thấy những người sống chung hoặc cộng đồng xa lánh, kì thị vì mình bị nhiễm covid-19 với p<0.05. Kết luận: Bệnh nhân COVID nhẹ điều trị tại nhà thiếu hạnh phúc cao. Cho nên, cần được hỗ trợ để giảm tỷ lệ này, đặc biệt là vấn đề lây nhiễm cho người thân và sự kì thị của những người xung quanh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
WHO-5, COVID-19, Tp. Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo
2. Kusier AO, Folker AP. The Well-Being Index WHO-5: hedonistic foundation and practical limitations. 2020;46(3):333-9.
3. Simon J, Helter TM, White RG, van der Boor C, Łaszewska A. Impacts of the Covid-19 lockdown and relevant vulnerabilities on capability well-being, mental health and social support: an Austrian survey study. BMC Public Health. 2021;21(1):314.
4. Hoang TD, Colebunders R, Fodjo JNS, Nguyen NPT, Tran TD, Vo TV. Well-Being of Healthcare Workers and the General Public during the COVID-19 Pandemic in Vietnam: An Online Survey. International journal of environmental research and public health. 2021;18(9).
5. Topp CW, Østergaard SD, Søndergaard S, Bech P. The WHO-5 Well-Being Index: a systematic review of the literature. Psychotherapy and psychosomatics. 2015;84(3):167-76.
6. Small S, Blanc J. Mental Health During COVID-19: Tam Giao and Vietnam's Response. Frontiers in psychiatry. 2020;11:589618.
7. Riecher-Rössler A. Sex and gender differences in mental disorders. The lancet Psychiatry. 2017;4(1):8-9.
8. Song R, Han B, Song M, Wang L, Conlon CP, Dong T, et al. Clinical and epidemiological features of COVID-19 family clusters in Beijing, China. The Journal of infection. 2020;81(2):e26-e30.