KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA BỆNH GIÁN ĐOẠN QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ KÈM THÔNG LIÊN THẤT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Hoàng Linh Chi 1, Nguyễn Ngọc Quang 1, Nguyễn Lý Thịnh Trường 2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện nhi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gián đoạn quai động mạch chủ (GĐQĐMC) là một bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp có tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật cao đồng thời có nhiều biến chứng. Nghiên cứu thuần tập được tiến hành nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật hai thất bệnh GĐQĐMC có kèm theo lỗ thông liên thất (TLT) tại Trung tâm Tim mạch- Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2022. Với tổng số 68 trẻ được chẩn đoán và phẫu thuật điều trị bệnh GĐQĐMC-TLT, tuổi trung vị lúc phẫu thuật là 23 ngày tuổi (khoảng tứ phân vị-IQR, 14 ngày – 42,5 ngày), trẻ nam chiếm tỷ lệ 66,2%, cân nặng trung vị lúc phẫu thuật là 3,3 kg (IQR, 3 – 3.6 kg). Có 57 bệnh nhân được phẫu thuật 1 thì bao gồm tạo hình quai ĐMC kèm theo vá lỗ TLT, 7 bệnh nhân phẫu thuật tạm thời bắc cầu qua đường ra thất trái (ĐRTT) và 4 bệnh nhân được phẫu thuật sửa quai ĐMC kèm xiết bớt động mạch phổi. Thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật của nhóm nghiên cứu là 35.5±29,5 tháng. Tử vong sớm sau phẫu thuật có 10 bệnh nhân (14,7%) và 01 bệnh nhân tử vong muộn. Tỷ lệ sống sót chung sau phẫu thuật tại thời điểm 1 năm, 5 năm, 10 năm lần lượt là 82,9%, 82,9% và 82,9%. Có 9 bệnh nhân cần phẫu thuật lại mở rộng ĐRTT và 2 trường hợp tái hẹp eo ĐMC được nong hẹp eo bằng bóng. Tỷ lệ bệnh nhân sống không cần mổ lại ĐRTT trong quá trình theo dõi sau phẫu thuật GĐQĐMC 1 thì thông thông thường tại các mốc thời gian 1 năm, 5 năm, 10 năm lần lượt là 97,6%, 73% và 73%. Kết quả phẫu thuật điều trị sửa hai thất bệnh GĐQĐMC-TLT tại bệnh viện Nhi Trung ương là khả qua. Theo dõi lâu dài là đặc biệt quan trọng đối với nhóm bệnh phức tạp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Van Praagh R, Bernhard WF, Rosenthal A, Parisi LF, Fyler DC. Interrupted aortic arch: surgical treatment. Am J Cardiol. 1971;27(2):200-211.
2. Rudolph-Congenital Diseases of the Heart_ Clinical-Physiological Considerations 3rd Edition (2009).pdf.
3. McCrindle BW, Tchervenkov CI, Konstantinov IE, et al. Risk factors associated with mortality and interventions in 472 neonates with interrupted aortic arch: a Congenital Heart Surgeons Society study. J Thorac Cardiovasc Surg. 2005;129(2):343-350. doi:10.1016/ j.jtcvs.2004.10.004
4. Schreiber C, Eicken A, Vogt M, et al. Repair of interrupted aortic arch: results after more than 20 years. Ann Thorac Surg. 2000;70(6):1896-1899; discussion 1899-1900.
5. Fulton JO, Mas C, Brizard CP, Cochrane AD, Karl TR. Does left ventricular outflow tract obstruction influence outcome of interrupted aortic arch repair? Ann Thorac Surg. 1999;67(1):177-181.
6. Hussein A, Iyengar AJ, Jones B, et al. Twenty-three years of single-stage end-to-side anastomosis repair of interrupted aortic arches. J Thorac Cardiovasc Surg. 2010; 139(4):942-947, 949; discussion 948. doi:10.1016/ j.jtcvs.2009.09.069
7. Morales DLS, Scully PT, Braud BE, et al. Interrupted aortic arch repair: aortic arch advancement without a patch minimizes arch reinterventions. Ann Thorac Surg. 2006;82(5):1577-1583; discussion 1583-1584. doi:10.1016/j.athoracsur.2006.05.105
8. Alsoufi B, Schlosser B, McCracken C, et al. Selective management strategy of interrupted aortic arch mitigates left ventricular outflow tract obstruction risk. J Thorac Cardiovasc Surg. 2016;151(2):412-420. doi:10.1016/j.jtcvs.2015.09.060
9. Andrianova EI, Naimo PS, Fricke TA, et al. Outcomes of Interrupted Aortic Arch Repair in Children With Biventricular Circulation. Ann Thorac Surg. 2021;111(6):2050-2058. doi:10.1016/j.athoracsur.2020.05.146