ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN TAY BẰNG VẠT CHÉO NGÓN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Nguyễn Thành Tấn 1,, Bùi Thị Thiên Lan 2
1 Đại học y dược Cần Thơ
2 Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bàn tay có vai trò quan trọng và khuyết hổng phần mềm ngón tay là hình thái thường gặp nhất của tổn thương bàn tay. Có nhiều phương pháp điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay nhưng vạt chéo ngón là phương pháp hiệu quả mà không có nhiều biến chứng hay kỹ thuật đặc biệt. Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt chéo ngón. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân khuyết hổng phần mềm ngón tay được điều trị bằng vạt chéo ngón được đưa vào nghiên cứu. Chúng tôi đánh giá kết quả bằng ghi nhận sự sống của vạt, cảm giác phân biệt 2 điểm của vạt, tổng tầm vận động ngón tay và sự hài lòng của bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi có 33 bệnh nhân được điều trị bằng vạt chéo ngón. Trong đó có 22 nam và 11 nữ với tuổi trung bình 36,52±13,59. Diện tích vạt trung bình là 283,70±55,47 mm2 (208 – 480 mm2). Vạt chéo ngón sống hoàn toàn sau 1 tháng chiếm 93,94%. Cảm giác phân biệt 2 điểm của vạt trung bình 8,55±1,87 mm. Tầm vận động rất tốt thu được ở 90,01% bệnh nhân. Sự hài lòng về chức năng và cảm giác đạt 96,97%. Kết luận: Vạt chéo ngón là phương pháp an toàn và hiệu quả cho điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay. Phương pháp này có thể giúp bảo tồn tối đa chiều dài ngón tay, mang đến sự ổn định về mặt cơ học và phục hồi cảm giác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Thế Đức (2018), Đáng giá kết quả điều trị mất mô mềm lộ gân xương mặt lưng ngón tay dài bằng vạt cân mỡ chéo ngón, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
2. Phan Dzư Lê Thắng (2014), Kết quả điều trị vết thương mất da mặt lưng ngón tay bằng vạt cân mỡ ngược dòng, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Uông Thanh Tùng (2020), Nghiên cứu giải phẫu tĩnh mạch nông cẳng tay – mu tay và sử dụng vạt tĩnh mạch trong tạo hình phủ bàn và ngón tay, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Ahmed M. M, & Rao A. L (2017), Review of cross-finger flaps–indications and modifications, International Journal of Science and Research, 2299-2303.
5. Al-Qattan M. M (2018), Time of return back to work and complications following cross-finger flaps in industrial workers: Comparison between immediate post operative mobilization versus immobilization until flap division, International journal of surgery case reports, 42, 70-74.
6. Karthikeyan G, Gopi Renganathan, R Subashini (2017), Versatility and Modifications of the Cross-finger Flap in Hand Reconstruction. International Journal of Scientific Study, Vol 5, Issue 6, 35 – 46.
7. Martin-Playa P & Foo A (2019), Approach to Fingertip Injuries, Clinics in plastic surgery, 46(3), 275-283.
8. Nitesh KG A. B (2016), Cross Finger Flap for Reconstruction of Various Finger Defect, IOSR Journal of Dental and Medical Sciences, 15(4), 70 - 73.
9. Rabarin F. & et (2016), Cross-finger flap for reconstruction of fingertip amputations: long-term results, Orthopaedics & Traumatology: Surgery & Research, 225-228.
10. Rajappa S. & Prashanth T (2017), Cross finger flap cover for fingertip injuries, Int J Res Orthop, 164-167.