NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC CHỦNG S. AUREUS KHÁNG METHICILLIN (MRSA) VÀ NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA VANCOMYCIN ĐỐI VỚI CÁC CHỦNG MRSA PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thị Thu Thái Nguyễn 1,, Thị Hồng Nhung Lương 1, Thị Huyền Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vancomycin là kháng sinh hàng đầu được sử dụng cho nhiễm trùng do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA). Tuy nhiên, số lượng ngày càng tăng các chủng MRSA có MIC cao mặc dù vẫn trong phạm vi nhạy cảm (vancomycin MIC “creep”) có liên quan đến thất bại trong điều trị, đang được báo cáo trên toàn thế giới. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vancomycin đối với MRSA phân lập tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 chủng S.aureus phân lập tịa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020, xác định MRSA bằng kỹ thuật Kirby-Bauer, xác định MIC vancomycin của các chủng MRSA bằng kỹ thuật Etest. Kết quả: Hầu hết các chủng MRSA có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh thông thường. Trong tổng số 140 chủng S. aureus phân lập từ các loại bệnh phẩm khác nhau, tỷ lệ chủng MRSA là 61,43%. Nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin trong khoảng 0.5 μg/ml đến 2 μg/ml. Số chủng có MIC của vancomycin 1,5-2 μg/ml chiếm tỷ lệ 51,17%. Hầu hết các chủng MRSA đều kháng lại các kháng sinh thông thường được sử dụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Thanh Nga (2014), "Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết và khuynh hướng đề kháng sinh 5 năm từ 2008 – 2012 tại Bệnh viện Chợ Rẫy ", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh 18 (Phụ bản của
Số 2), tr. 485-490.
2. Phùng Thị Thường, Đặng Văn Xuyên, Đoàn Mai Phương, Nguyễn Thái Sơn (2019), “Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin với các chủng Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Nghiên cứu và thực hành nhi khoa, Số 2 (4-2019), tr.56-63
3. Chia-Ning Chang, Wen-Tsung Lo, Ming-Chin Chan, et al (2017), “An investigation of vancomycin minimum inhibitory concentration creep among methicillin-resistant Staphylococcus aureus strains isolated from pediatric patients and healthy children in Northern Taiwan”, Journal of Microbiology, Immunology and Infection, 50 (3), pp. 362-369.
4. Clinical and Laboratory Standards Institute (2016), "Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing", 27th ed. CLSI supplement M100. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.
5. Moses et al. (2020), “Minimum Inhibitory Concentrations of Vancomycin and Daptomycin Against Methicillin-resistant Staphylococcus Aureus Isolated from Various Clinical Specimens: A Study from South India”, Cureus 12(1): e6749. DOI 10.7759/cureus.6749
6. Raghabendra Adhikari, Narayan Dutt Pant, Sanjeev Neupane, et al (2017), “Detection of Methicillin Resistant Staphylococcus aureus and Determination of Minimum Inhibitory Concentration of Vancomycin for Staphylococcus aureus Isolated from Pus/Wound Swab Samples of the Patients Attending a Tertiary Care Hospital in Kathmandu, Nepal”, Canadian Journal of Infectious Diseases and Medical Microbiology, Article ID 2191532, doi.org/10.1155/2017/2191532
7. van Hal S.J., Lodise T.P., Paterson D.L. (2012), “The clinical significance of vancomycin minimum inhibitory concentration in Staphylococcus aureus infections: a systematic review and meta-analysis”, Clin. Infect. Dis. 54(6), 755–771.
8. World Health Organization (2017), "Global priority list of antibiotic-resistant bacteria to guide research, discovery, and development of new antibiotics".