DỊCH THUẬT VÀ THẨM ĐỊNH BỘ CÂU HỎI VỀ KIẾN THỨC BỆNH HEN PHẾ QUẢN CỦA BỆNH NHÂN – PAKQ

Lê Bảo Trà Giang1, Nguyễn Quốc Hòa 1, Nguyễn Ngọc Khôi 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Dịch thuật, điều chỉnh và đánh giá bộ câu hỏi về kiến thức bệnh hen phế quản của bệnh nhân (BN) – PAKQ (The Patient – completed Asthma Knowledge Questionnaire) phiên bản tiếng Việt. Phương pháp: Quá trình dịch thuật và điều chỉnh bộ câu hỏi PAKQ dựa theo hướng dẫn của Beaton và cộng sự gồm 5 bước: dịch thuận, tổng hợp, dịch ngược, đánh giá bởi hội đồng chuyên gia, khảo sát pilot trên 35 BN hen phế quản. Sau đó, một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện bằng cách phỏng vấn 345 BN hen phế quản đến khám tại Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tính nhất quán nội tại (Internal Consistency) được đánh giá bằng hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item - Total Correlation) và hệ số Cronbach’s alpha. Độ lặp lại (Test- retest) được đánh giá sau 2 tuần bằng hệ số tương quan nội ICC (Intraclass Correlation Coefficient). Kết quả: Bộ câu hỏi PAKQ phiên bản tiếng Việt có mức tương đương cao với phiên bản gốc cho cả 4 tiêu chí: ngữ nghĩa (0,99), thành ngữ (0,99), trải nghiệm (1,00) và khái niệm (1,00). Bộ câu hỏi đạt tính nhất quán nội tại với hệ số Cronbach’s alpha tổng thể là 0,933 và hệ số Cronbach’s alpha từng khía cạnh là 0,793 (Sinh lý bệnh hen phế quản); 0,790 (Các yếu tố khởi phát cơn hen); 0,849 (Chẩn đoán và kiểm soát hen) và 0,582 (Điều trị hen phế quản). Bộ câu hỏi đạt độ lặp lại với hệ số ICC tổng thể là 0,913 và ICC từng khía cạnh lần lượt là 0,852; 0,850; 0,857 và 0,801. Kết luận: Bộ câu hỏi PAKQ phiên bản tiếng Việt là một công cụ tin cậy để đánh giá kiến thức về bệnh hen phế quản ở bệnh nhân trưởng thành tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Asthma (2022), Global Strategy for Asthma Management and Prevention.
2. Nguyễn Quang Chính (2017), Nghiên cứu thực trạng và giải pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe trong kiểm soát bệnh hen phế quản ở người trưởng thành tại huyện An Dương, Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng, ĐH Y Dược Hải Phòng.
3. Daniel Beaurivage et al (2017), “Validation of the patient-completed asthma knowledge questionnaire (PAKQ)”, Journal of Asthma, 55, 169-179.
4. Bo Peng et al (2022), “Translation and validation of the Chinese version of Patient-completed Asthma Knowledge Questionnaire and its implementation in patient education”, Journal of Thoracic Disease, 14(4), 905-918.
5. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, et al. (2000), “Guidelines for the process of cross-cultural adaptation of self-report measures”, Spine, 25(24), 3186-3191.
6. Architha A. and Aithal P. (2020), “Development and Validation of Survey Questionnaire & Experimental Data-A Systematical Review-based”, International Journal of Management, Technology and Social Sciences,5, 233-251.
7. British Thoracic Society (2014), British Guideline on the Management of Asthma.
8. Trần Hoàng Tiên (2018), “Thẩm định độ tin cậy của bộ câu hỏi mini asthma quality of life questionnaire (MINIAQLQ) phiên bản tiếng Việt”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 22 (1), 119-123.