PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHỈ ĐỊNH THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT XÔ

Thị Lan Anh Trần 1,, Vân Anh Lê 2, Thị Nguyệt Phương Hoàng 3
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô
3 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và các bệnh tim mạch. Lựa chọn thuốc hạ huyết áp thích hợp theo các hướng dẫn điều trị không chỉ giúp kiểm soát HA tốt mà còn làm giảm chi phí điều trị và các dịch vụ y tế khác. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích tính phù hợp của việc sử dụng thuốc điều trị THA về mặt phác đồ và chi phí. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị liệu cao hơn phác đồ đơn trị liệu. Tỷ lệ HSBA chỉ định phác đồ đa trị liệu cố định liều (FDC) chiếm 15,9%. Chi phí thuốc điều trị THA trung bình theo phác đồ FDC cao nhất. Theo hướng dẫn của Hội Tim mạch học Việt Nam (VNHA) 2018, các bệnh mắc kèm có số HSBA được chỉ định phác đồ điều trị ban đầu phù hợp chiếm tỷ lệ cao là đái tháo đường (ĐTĐ), suy thận, đột quỵ. Có 38,2% HSBA thay đổi chỉ định thuốc. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thuốc điều trị THA bao gồm: mức độ THA, số lượng bệnh mắc kèm, sự thay đổi chỉ định thuốc, phác đồ điều trị, số ngày điều trị. Kết luận: Phần lớn việc chỉ định các phác đồ điều trị THA trong mẫu nghiên cứu phù hợp với hướng dẫn của VNHA 2018. Số ngày điều trị và phác đồ điều trị là 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí thuốc điều trị THA.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Trí Diễm (2005), "Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Hữu Nghị Nghệ An", Đại học Dược Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2012), "Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012", Đại học Dược Hà Nội.
3. Trần Thị Thúy Hằng (2018), "Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Khoa nội - tổng hợp, Trung tâm Y tế Thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh", Đại học Dược Hà Nội.
4. Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (2018), "Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp".
5. Lê Hoàng Minh (2016), "Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam", Đại học dược Hà Nội.
6. Đinh Thị Ngọc Quyên (2017), "Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Khoa Nội, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh", Đại học Dược Hà Nội.
7. DiPette DJ (2019), "Fixed‐dose combination pharmacologic therapy to improve hypertension control worldwide: Clinical perspective and policy implications", The Journal of Clinical Hypertension, 21 (1), pp.4-15.
8. Kjeldsen SE (2012), "Are fixed-dose combination antihypertensives suitable as first-line therapy?", Current medical research and opinion, 28 (10), pp.1685-1697.