TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CỦA QUANG ĐÔNG THỂ MI XUYÊN CỦNG MẠC BẰNG LASER VI XUNG ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả của quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung trong điều trị glôcôm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu không có nhóm đối chứng được thực hiện trên bệnh nhân glôcôm đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau: bệnh nhân glôcôm nhãn áp không điều chỉnh với thuốc tra hạ nhãn áp tối đa (4 thuốc), bệnh nhân đã điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật tăng thoát lưu thủy dịch ≥ 1 lần nhưng thất bại hoặc hình thái glôcôm khó điều trị có nguy cơ thất bại cao nếu phẫu thuật dẫn lưu. Bệnh nhân được theo dõi kết quả điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng sau đợt laser đầu tiên. Những bệnh nhân không đạt được nhãn áp mong muốn có thể xem xét laser bổ sung đợt hai ít nhất 1 tháng sau đợt đầu tiên. Sau 3 tháng điều trị laser, nghiên cứu đánh giá tỷ lệ thành công và mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, thời gian phát hiện bệnh, hình thái glôcôm, nhãn áp trước điều trị, số lần phẫu thuật thất bại trước đó đối với kết quả thành công chung. Nghiên cứu thực hiện tại Khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: 26 mắt của 25 bệnh nhân có tuổi trung bình 50,2 ± 25,7 được đưa vào nghiên cứu. Nhãn áp trung bình trước điều trị là 37,7 ± 10,5 mmHg giảm xuống còn 20,6 ± 8,2 mmHg sau 3 tháng (giảm 45,4%). Tỷ lệ thành công giữa các hình thái glôcôm có sự khác biệt đáng kể, thấp nhất là nhóm glôcôm tân mạch và cao nhất là nhóm glôcôm thứ phát do nguyên nhân viêm, sau chấn thương, sau phẫu thuật điều trị bong võng mạc. Bệnh nhân có thời gian từ khi phát hiện triệu chứng bệnh glôcôm tới khi điều trị nhỏ hơn 1 tháng có tỷ lệ điều trị thành công thấp nhất, tiếp theo là nhóm đã được phát hiện bệnh hơn 1 năm và cao nhất là nhóm có thời gian phát hiện bệnh từ 1 tháng đến 1 năm. Nhãn áp trước điều trị có ảnh hưởng đến mức độ thành công của phẫu thuật, nhãn áp trước mổ càng cao thì khả năng đạt thành công về nhãn áp càng thấp. Kết luận: Các yếu tố hình thái glôcôm, thời gian phát hiện bệnh và nhãn áp trước điều trị có ảnh hưởng đến kết quả điều trị quang đông thể mi xuyên củng mạc bằng laser vi xung. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố khác như tuổi, giới, số lần phẫu thuật thất bại trước khi laser với mức độ thành công chung của điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
quang đông thể mi xuyên củng mạc, laser vi xung, hình thái glôcôm, thời gian phát hiện bệnh, nhãn áp trước điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Zaarour K, Abdelmassih Y, Arej N, Cherfan G, Tomey KF, Khoueir Z. Outcomes of Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation in Uncontrolled Glaucoma Patients. J Glaucoma. 2019;28(3):270-275.
3. Kuchar S, Moster MR, Reamer CB, Waisbourd M. Treatment outcomes of micropulse transscleral cyclophotocoagulation in advanced glaucoma. Lasers Med Sci. 2016;31(2):393-396.
4. Schlote T, Derse M, Zierhut M. Transscleral diode laser cyclophotocoagulation for the treatment of refractory glaucoma secondary to inflammatory eye diseases. Br J Ophthalmol. 2000;84(9):999-1003.
5. Schlote T, Grüb M, Kynigopoulos M. Long-term results after transscleral diode laser cyclophotocoagulation in refractory posttraumatic glaucoma and glaucoma in aphakia. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol Albrecht Von Graefes Arch Klin Exp Ophthalmol. 2008;246(3):405-410.
6. Ramli N, Htoon HM, Ho CL, Aung T, Perera S. Risk factors for hypotony after transscleral diode cyclophotocoagulation. J Glaucoma. 2012;21(3):169-173.
7. Zhang S hua, Dong F tian, Mao J, Bian A ling. Factors Related to Prognosis of Refractory Glaucoma with Diode Laser Transscleral Cyclophotocoagulation Treatment. Chin Med Sci J. 2011;26(3):137-140.
8. Clement CI, Kampougeris G, Ahmed F, Cordeiro MF, Bloom PA. Combining phacoemulsification with endoscopic cyclophotocoagulation to manage cataract and glaucoma. Clin Experiment Ophthalmol. 2013; 41(6):546-551.
9. Vernon SA, Koppens JM, Menon GJ, Negi AK. Diode laser cycloablation in adult glaucoma: long-term results of a standard protocol and review of current literature. Clin Experiment Ophthalmol. 2006; 34(5):411-420.