TỒN DƯ KHÚC XẠ SAU PHẪU THUẬT PHACO ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO PANOPTIX
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tồn dư khúc xạ sau đặt thể thủy tinh nhân tạo Panoptix. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu trên 35 mắt của bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo Pannoptix và đồng ý tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt Nghệ An từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: Thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật có 19,4% mắt có sự giảm thị lực trên 3 dòng giữa độ tương phản cao và độ tương phản thấp còn lại 80,6% mắt có chênh lệch thị lực từ 3 dòng trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Khúc xạ cầu tồn dư sau phẫu thuật nằm trong khoảng ± 0,5 D với 94,4% tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tuần, tỷ này tiếp tục tăng lên ở thời điểm 1 tháng và ổn định ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật (97,2%). Sau phẫu thuật 1 tuần, có 58,3% có loạn thị giác mạc nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 D, còn lại 41,7% có loạn thị giác mạc từ 0,75 D trở lên. Đến thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng, tỷ lệ loạn thị ≤ 0,5 D tăng lên trong khi tỷ lệ loạn thị ≥ 0,75 D lại giảm xuống. Tại mọi thời điểm không có trường hợp nào có loạn thị giác mạc ≥ 1,75 D. Công suất cầu và công suất tương đương cầu tại thời điểm 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng sau phẫu thuật có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Công suất trụ thời điểm sau mổ 1 tuần so với thời điểm sau mổ 1 tháng và 3 tháng cũng có sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001; còn thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau mổ sự thay đổi công suất trụ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật độ loạn thị giác mạc sau phẫu thuật có ảnh hưởng đến thị lực xa chưa chỉnh kính, thị lực trung gian và thị lực gần chưa chỉnh kính ở mức có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và ảnh hưởng tới thị lực xa và thị lực gần sau chỉnh kính tối đa ở mức không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ba tiêu cự, Panoptix, Thể thủy tinh nhân tạo, tồn dư khúc xạ
Tài liệu tham khảo
2. Park CY, Chuck RS (2011). Residual refractive error and visual outcome after cataract surgery using spherical versus Aspheric IOLs. Ophthalmic Surg Laser Imaging, 42(1), 37-43.
3. Levitz L, Reich J, Roberts K et al (2015). Evaluation of Toric Intraocular Lenses in Patients With Low Degrees of Astigmatism. Asia Pac J Ophthalmol (Phila), 4(5), 245-9.
4. Visser N, Nuijts RM, de Vries NE et al (2011). Visual outcomes and patient satisfaction after cataract surgery with toric multifocal intraocular lens implantation. J Cataract Refract Surg, 37(11), 2034-42.
5. Gangwani V, Hirnschall N, Findl O et al (2014). Multifocal toric intraocular lenses versus multifocal intraocular lenses combined with peripheral corneal relaxing incisions to correct moderate astigmatism. J Cataract Refract Surg, 40(10), 1625-32.
6. Kretz FT, Bastelica A, Carreras H et al (2015). Clinical outcomes and surgeon assessment after implantation of a new diffractive multifocal toric intraocular lens. Br J Ophthalmol, 99(3), 405-11.
7. Musanovic Z, Jusufovic V, Halibasica M et al (2012). Corneal astigmatism after micro-incision cataract operation. Med Arh, 66(2), 125-8.
8. Wang J, Zhang EK, Fan WY et al (2009). The effect of micro-incision and small-incision coaxial phaco-emulsification on corneal astigmatism. Clin Experiment Ophthalmol, 37(7), 664-9.
9. De Vries NE, Webers CA, Touwslager WR et al (2011). Dissatisfaction after implantation of multifocal intraocular lenses, JCataract Refract Surg, 37(5), 859-65.
10. Hayashi K, Manabe S, Yoshida M et al (2010). Effect of astigmatism on visual acuity in eyes with a diffractive multifocal intraocular lens. JCataract Refract Surg, 36(8), 1323-9.