VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG ĐÁNH GIÁ BẤT THƯỜNG BẨM SINH TÚI TINH

Hoàng Đình Âu1,, Doãn Văn Ngọc 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Đại Học Y Dược, Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Bất thường bẩm sinh túi tinh là loại bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là nguyên nhân chủ yếu của vô sinh nam do tắc nghẽn sau tinh hoàn. Trong số các phương pháp chẩn đoán thì cộng hưởng từ (CHT) được cho là an toàn, khách quan và hiệu quả nhất để đánh giá bất thường bẩm sinh túi tinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên nhóm bệnh nhân nam (BN) chậm con đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội trong khoảng thời gian từ 2017-2019 và 2020-2022, được chụp CHT 1.5 Tesla túi tinh - đường dẫn tinh theo các chuỗi xung T2W axial, coronal và sagittal độ phân giải cao, T1W FS và T2W FS 3D. Kết quả: Có 18 BN được chẩn đoán bất thường bẩm sinh túi tinh trong đó có 4 BN bất sản túi tinh hai bên, 3 BN bất sản túi tinh một bên đơn thuần, 2 BN bất sản túi tinh một bên và thiểu sản túi tinh bên còn lại, 6 BN thiểu sản túi tinh một bên, 1 BN nang túi tinh và 2 BN giãn túi tinh. Các bệnh nhân có bất sản và/hoặc thiểu sản túi tinh đều không có tinh trùng khi xét nghiệm tinh dịch đồ. Các bệnh nhân thiểu sản túi tinh và nang túi tinh không có bất thường bẩm sinh thận kết hợp. Kết luận: Cộng hưởng từ do không gây bức xạ, có độ phân giải mô mềm rất rõ nét, hình ảnh khách quan nên là phương pháp được lựa chọn hàng đầu trong chẩn đoán bất thường bẩm sinh túi tinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bohyun Kim, Akira Kawashima, Jeong-Ah Ryu. (2009). Imaging of the Seminal Vesicle and Vas Deferens. RadioGraphics. 29, 1105-1121.
2. Chiang HS, Lin YH, Wu YN. (2013). Advantages of magnetic resonance imaging of the seminal vesicles and intra-abdominal vas deferens in patients with congenital absence of the vas deferens. Urology Journal. 2, 345–351.
3. Ozmen Z, Aktas F, Uluocak N. (2018). Magnetic resonance imaging and clinical findings in seminal vesicle pathologies. Journal of the Brazillian Society of Urology. 44(1), 86-94.
4. B. J. Pereira, L. Sousa, P. Azinhais. (2009). Zinner’s syndrome: an up‐to‐date review of the literature based on a clinical case. International Journal of Andrology. 41(5), 322-330.
5. Osman Ocal, Ali Devrim Karaosmanoglu, Musturay Karcaaltıncaba. (2019). Imaging findings of congenital anomalies of seminal vesicles. Polish Journal of Radiology. 84, e25-e31.
6. Hong-Fei Wu, Di Qiao, Li-Xin Qian. (2005). Congenital agenesis of seminal vesicle. Asia Journal of Andrology. 7(4), 449-452.
7. Gevenois PA, Van Sinoy ML, Sintzoff SA Jr. (1990). Cysts of the prostate and seminal vesicles: MR imaging findings in 11 cases. American Journal of Roentgenology. 155, 1021-1024
8. Denise Andréa Silva de Souza, Fábio Rueda Faucz, Lilian Pereira-Ferrari. (2018). Congenital Bilateral Absence of the Vas Deferens as an Atypical Form of Cystic Fibrosis: Reproductive Implications and Genetic Counseling. Andrology. 6(1), 127-135.
9. Lane VA, Scammell S, West N. (2014). Congenital absence of the vas deferens and unilateral renal agenesis: implications for patient and family. Pediatric Surgery International. 7, 733-736.