NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ EM TỪ 2 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH QUẢNG NGÃI

Đình Tuyến Nguyễn 1,, Tấn Bình Nguyễn 1, Thị Kim Dung Võ 1
1 Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viêm phổi ở trẻ là một trong những bệnh hô hấp thường gặp nhất ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê gần đây nhất của WHO và UNICEF thì trên thế giới có đến gần 2 triệu trẻ em tử vong mỗi năm do viêm phổi[8]. Tại Việt Nam, viêm phổi là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở các Bệnh viện nhi khoa và cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Trẻ em tử vong do viêm phổi mỗi năm là 4.000 trẻ, chiếm 12% tổng số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi[4]. Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2017 đến 2020, viêm phổi trẻ em nhập viện khá lớn và tỉ lệ tử vong, chuyển tuyến còn cao. Chúng tôi muốn đánh giá tình trạng viêm phổi nặng tại địa phương để có biện pháp dự phòng thích hợp cho các bệnh nhi có nguy cơ cao. Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang. Tất cả các trường hợp bệnh nhi từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và khoa Nhi Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 10/2019 – 08/2020. Kết quả: Có 220 trẻ viêm phổi trong đó viêm phổi nặng chiếm 33,6%. Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân rất ít gặp, thở nhanh là thường gặp nhất với tỷ lệ 100%. Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng chiếm tỷ lệ 58,1% (43/74). Nồng độ CRP huyết thanh tăng là 70,3% (52/74). Tổn thương thâm nhiễm phế nang chiếm cao nhất 70,3% (52/74). Các yếu tố có liên quan đến viêm phổi nặng gồm: tiền sử tiếp xúc người nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (p < 0,05); mức độ suy dinh dưỡng (p < 0,05); thời gian khởi bệnh ≥ 3 ngày (p < 0,001). Kết luận: Viêm phổi nặng chiếm tỷ lệ cao. Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân rất ít gặp, thở nhanh là dấu hiệu thường gặp nhất, số lượng bạch cầu máu ngoại vi và nồng đồ CRP huyết thanh tăng cao. Tổn thương thâm nhiễm phế nang là thương gặp nhất trên X-quang ngực. Các yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng là: tiền sử tiếp xúc người nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, suy dinh dưỡng, thời gian khởi bệnh ≥ 3 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Azab S.F. et al (2016), "Impact of the socioeconomic status on the severity and outcome of community-acquired pneumonia among Egyptian children: a cohort study", Infect Dis Poverty, 3, pp. 3 - 14.
2. Lưu Thị Thùy Dương, Khổng Thị Ngọc Mai (2019), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ em từ 2 - 36 tháng tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học và công nghệ, 207(14), tr. 67 - 72.
3. Võ Thị Kim Dung (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thể tích tiểu cầu trung bình (MPV) trong viêm phổi trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Hoang V.T., Dao T.L. Minodier P. et al (2019), “Risk Factors for Severe Pneumonia According to WHO 2005 Criteria Definition Among Children < 5 Years of Age in Thai Binh, Vietnam: A Case - Control Study”, Journal of Epidemiology and Global Health, 9(4), pp. 274 - 280.
5. Nguyễn Thành Nhôm, Phan Văn Năm, Võ Thị Thu Hương (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long,10, tr. 1 - 10.
6. Nguyễn Hải Thịnh (2015), "Nghiên cứu áp dụng thang điểm viêm phổi do vi khuẩn (BPS) trong viêm phổi trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi", Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
7. Wei S., Shi T., Chen K. et al (2018), “Risk Factors for Severe Community - Acquired Pneumonia Among Children Hospitalized with CAP Younger Than 5 Years of Age”, Pediatr Infect Dis J, 176, pp. 1 - 25.
8. World Health Organization (2013), “Cough and difficult breathing”, Pocket Book of Hospital Care for Children - Guidelines For The Management of Common Childhood Illness 2nd Edition, pp. 76 - 124.