NHẬN XÉT KẾT QUẢ XẠ TRỊ KỸ THUẬT VMAT UNG THƯ THỰC QUẢN GIỮA - DƯỚI TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG

Vũ Xuân Huy 1,, Vũ Đức Quân 1, Hoàng Minh Lý 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xạ trị lại (Re-irradiation) có tác dụng tích cực làm giảm triệu chứng lâm sàng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản tái phát (ESCC). Tuy nhiên, liều RT tối ưu vẫn là chưa xác định. Trong bài báo cáo này, chúng tôi tiến hành phân tích tỷ lệ sống sót và xác định liều xạ trị lại cho bệnh nhân mắc ESCC tái phát sau hóa-xạ trị triệt căn. Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu 30 bệnh nhân mắc ESCC tái phát đã được điều trị lại từ năm 2018 đến 2021. Tất cả các bệnh nhân đều nhận được liều xạ trị > 45 Gy trong quá trình điều trị ban đầu. Thời gian trung bình bệnh tái phát sau xạ trị lần đầu > 16 tháng chiếm tỷ lệ 76.67%. Tất cả các bệnh nhân đều có tái phát tại chỗ ở thực quản. Tái phát tại vị trí u và tái phát ở cả vị trí u kèm hạch vùng. Tất cả các bệnh nhân đều được VMAT với liều trung bình là 45 Gy -50.4 Gy. Phương pháp Hóa trị được sử dụng kết hợp. Các đường cong biểu hiện tỉ sống sót được xây dựng theo phương pháp Kaplan-Meier và được so sánh bằng kiểm định logrank. Kết quả: Có 23 bệnh nhân (76.7%) giảm triệu chứng nuốt nghẹn sau khi tái xạ trị. Thời gian sống sót trung bình của tất cả bệnh nhân là 19,85 ± 0,59 tháng. Các biến chứng nghiêm trọng trong điều trị không xảy ra. Kết luận: Kết quả của chúng tôi đã chứng minh rằng những bệnh nhân mắc ESCC tái phát sau xạ trị dứt điểm có thời gian sống thêm toàn bộ ổn định. Xạ trị lại có thể được coi là một phương thức điều trị khả thi và hiệu quả. Liều re-RT > 45 Gy có thể cải thiện kết quả sống sót và nên thận trọng khi sử dụng liều > 50.4 Gy do nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Welsh J, Settle SH, Amini A, Xiao L, Suzuki A, Hayashi Y, et al. Failure patterns in patients with esophageal cancer treated with definitive chemoradiation. Cancer. 2012;118(10):2632–40. [PMID:PMC3747650 10.1002/ cncr.26586]. .
2. Pennathur A, Gibson MK, Jobe BA, Luketich JD. Oesophageal carcinoma. Lancet. 2013; 381(9864):400–12. 10.1016/S0140-6736 (12)60643-6].
3. Markar SR, Karthikesalingam A, Penna M, Low DE. Assessment of short-term clinical outcomes following salvage esophagectomy for the treatment of esophageal malignancy: systematic review and pooled analysis. Ann Surg Oncol. 2014;21(3):922–31. 10.1245/s10434-013-3364-0]. .
4. Nguyễn Đức Lợi (2015), Đánh giá hiệu quả phác đồ hóa xạ trị đồng thời và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô thực quản giai đoạn III-IV tại Bệnh viện K., Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. .
5. Lordick F., Mariette C., Haustermans K. et al (2016). Oesophageal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 27(suppl_5), v50–v57. .
6. Napier K.J., Scheerer M., và Misra S. (2014). Esophageal cancer: A Review of epidemiology, pathogenesis, staging workup and treatment modalities. World J Gastrointest Oncol, 6(5), 112–120.
7. Pennathur A., Gibson M.K., Jobe B.A. và cộng sự. (2013). Oesophageal carcinoma. The Lancet, 381(9864), 400–412.
8. Liang Hong (2018). Survival benefit of re-irradiation in esophageal Cancer patients with Locoregional recurrence: a propensity score-matched analysis. Radiat Oncol 2018 Sep 10;13(1):171.