KHẢO SÁT HỆ VI KHUẨN BÀN TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2021

Phan Thị Lụa 1,, Hoàng Thị An Hà 1, Cao Trường Sinh 1
1 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định các vi khuẩn gây bệnh trên bàn tay nhân viên y tế (NVYT) tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2021. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Trong số 39 mẫu bàn tay NVYT lấy ngẫu nhiên, chúng tôi phân lập được 166 chủng vi khuẩn và 15 chủng vi nấm. Đa số bàn tay NVYT chứa 3 đến 4 loài vi khuẩn khác nhau, chiếm 46,1%. Có 1/39 mẫu (2,6%) chứa tới 10 loài vi khuẩn. Có 43,6% mẫu bàn tay của NVYT mang vi khuẩn Tụ cầu vàng (S. aureus), 53,8% mang Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis), 15,4% mang Acinetobacter baumannii (A. baumannii), 2,6% mang Salmonella spp và 38,5% mang nấm Candida spp. Kết luận: Hệ vi khuẩn bàn tay của NVYT khá phong phú với nhiều chi, loài. Trong đó, nhiều vi khuẩn phân lập được là tác nhân gây bệnh quan trọng như S. aureus, A. baumannii, Salmonella spp,… và vi nấm Candida spp. Cần tuân thủ vệ sinh tay (VST) thường quy nhằm loại bỏ hoặc giảm bớt đi các vi sinh vật này, hạn chế nhiễm trùng bệnh viện trong điều kiện hiện nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), "Hướng dẫn thực hành Vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” (Ban hành kèm theo quyết định số 3916/QĐ_BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ y tế).
2. Huỳnh Minh Tuấn và cộng sự, (2012), "Phổ vi sinh vật trên bàn tay nhân viên y tế tại bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh", Nghiên cứu y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16 (Phụ bản số 1).
3. Lê Thị Anh Thư, Vương Thị Nguyên Thảo, Nguyễn Phúc Tiến, (2002), "Đánh giá số lượng vi khuẩn trên tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Chợ Rẫy", Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học điều dưỡng lần thứ nhất, 2002.
4. Didier Pittet, MD, MS; Sasi Dharan, MT; Sylvie Touveneau, RN; et al (1999), “Bacterial Contamination of the Hands of Hospital Staff During Routine Patient Care”, America Medical Association. 159 (821-826).
5. K.M. Sakita, D. R. Faria et al, (2017), "Healthcare workers' hands as a vehicle for the transmission of virulent strains of Candida spp.: A virulence factor approach", Microb Pathog. 113, pp. 225-232.
6. Kylesh D. Pegu, Helen Perrie; et al, (2021), "Microbial contamination of the hands of healthcare providers in the operating theatre of a central hospital",
7. M. Nawa, P. Nkhoma et al, (2021), "Bacteriological profile and antimicrobial efficacy of alcohol-based hand rubs among health care workers and family caregivers at the children's university teaching hospital in Lusaka, Zambia", Scientific African. 12(e00775).
8. M. Yildirim, I. Sahin, A. Kucukbayrak, D. Ozdemir et al, (2007), "Hand carriage of Candida species and risk factors in hospital personnel", Mycoses. 50(3), pp. 189-92.