KHẢO SÁT ĐỘ DÀY LỚP MỠ THƯỢNG TÂM MẠC TRÊN SIÊU ÂM TIM QUA THÀNH NGỰC Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH

Thái Phạm Văn Minh 1,, Trần Kim Trang 1, Vũ Hoàng Vũ 2
1 Đại học y dược TPHCM
2 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vấn đề: Những nghiên cứu gần đây cho thấy độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc (LMTTM) có thể phản ánh nguy cơ tim mạch và sự tiến triển mảng xơ vữa, đặc biệt ở bệnh động mạch vành (ĐMV). Mục tiêu: Xác định sự tương quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm tim qua thành ngực với sự hiện diện và mức độ nặng của bệnh động mạch vành qua chụp mạch vành cản quang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 146 bệnh nhân với chẩn đoán hội chứng mạch vành (HCMV) cấp và mạn, được siêu âm tim qua thành ngực và chụp mạch vành cản quang tại Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM), cơ sở 1 từ tháng 3-6/2022. Độ dày LMTTM được đo ở cuối tâm trương trên mặt cắt cạnh ức trục dọc và trục ngang ở ba chu chuyển tim, đo trên thành tự do thất phải. Độ nặng của bệnh ĐMV được đánh giá bằng thang điểm Gensini. Kết quả: Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trung bình trên mặt cắt cạnh ức trục dọc và trục ngang lần lượt 5,0 ± 1,3 mm và 5,2 ± 1,2 mm. Có sự tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên mặt cắt cạnh ức trục dọc và trục ngang với điểm số Gensini ở bệnh nhân có bệnh mạch vành với r lần lượt là 0,338 và 0,340. Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên mặt cắt cạnh ức trục dọc ở mức 5,3 mm là điểm cắt tối ưu để tiên đoán bệnh mạch vành nặng theo điểm Gensini với độ nhạy 56,1% và độ đặc hiệu 78,1% (diện tích dưới đường cong ROC: 0,702; p< 0,001, KTC 95%: 0,618-0,787). Có mối liên quan giữa độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên mặt cắt cạnh ức trục dọc và trục ngang với đái tháo đường (p lần lượt là 0,002 và 0,022). Kết luận: Độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc trên siêu âm tim qua thành ngực ở bệnh nhân có bệnh mạch vành dày hơn người không có bệnh mạch vành. Cần những nghiên cứu lớn hơn để xác định giá trị của độ dày lớp mỡ thượng tâm mạc khi đo bằng siêu âm tim trong tiên đoán mức độ nặng của bệnh động mạch vành cũng như xem xét là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Christensen RH, von Scholten BJ, Lehrskov LL, Rossing P, Jorgensen PG. Epicardial adipose tissue: an emerging biomarker of cardiovascular complications in type 2 diabetes? Ther Adv Endocrinol Metab. 2020;11: 2042018820928824.
2. Eroglu S, Sade LE, Yildirir A, et al. Epicardial adipose tissue thickness by echocardiography is a marker for the presence and severity of coronary artery disease. Nutr Metab Cardiovasc Dis. Mar 2009;19(3):211-7.
3. Meenakski. K. Epicardial fat thickness: A surrogate marker of coronary artery disease – Assessment by echocardiography. Indian Heart J. 2015;68(3):336-341.
4. Seker T, Turkoglu C, Harbalioglu H, Gur M. The impact of diabetes on the association between epicardial fat thickness and extent and complexity of coronary artery disease in patients with non-ST elevation myocardial infarction. Kardiol Pol. 2017;75(11):1177-1184.
5. Shambu SK, Desai N, Sundaresh N, Babu MS, Madhu B, Gona OJ. Study of correlation between epicardial fat thickness and severity of coronary artery disease. Indian Heart J. Sep - Oct 2020;72(5):445-447.
6. Sinha SK, Thakur R, Jha MJ, et al. Epicardial Adipose Tissue Thickness and Its Association with the Presence and Severity of Coronary Artery Disease in Clinical Setting: A Cross-Sectional Observational Study. J Clin Med Res. May 2016;8(5):410-9.
7. Wang Z, Zhang Y, Liu W, Su B. Evaluation of Epicardial Adipose Tissue in Patients of Type 2 Diabetes Mellitus by Echocardiography and its Correlation with Intimal Medial Thickness of Carotid Artery. Exp Clin Endocrinol Diabetes. Oct 2017;125(9):598-602.