ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG BRUGADA VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Hội chứng Brugada (BrS) là một tình trạng rối loạn di truyền liên quan đến dẫn truyền điện tim, làm tăng mạnh nguy cơ rối loạn nhịp thất và đột tử. Việt Nam thuộc khu vực có tần suất BrS thuộc nhóm cao trên thế giới. Tại nước ta, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh được mô tả với số lượng mẫu nhỏ, chủ yếu là báo cáo loạt trường hợp tại một số cơ sở y tế nhất định. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có BrS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 117 bệnh nhân BrS, được khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, ở các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bệnh được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Nhịp Tim Châu Âu 2015. Kết quả: Có 67,5% người bệnh không có tiền sử gia đình (còn lại hầu hết là có người đột tử dưới 45 tuổi); 53,0% không triệu chứng; 38,5% có ngất; và 58,1% không có bệnh đi kèm; 73,5% đã được đặt máy phá rung tự động. Có 70,9% là ECG típ 1 tự phát; 9,4% được làm nghiệm pháp tiêm flecanide (dương tính 9/11 ca); 59,8% được làm khảo sát điện sinh lí (dương tính 55/70 ca). Kết luận: Đã xác định tỷ lệ một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có BrS, tương tự với các công bố trên thế giới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng Brugada
Tài liệu tham khảo
2. Hosseini, S.M., et al., Reappraisal of reported genes for sudden arrhythmic death: evidence-based evaluation of gene validity for Brugada syndrome. 2018. 138(12): p. 1195-1205.
3. Postema P.G., About Brugada syndrome and its prevalence. J Europace, 2012. 14(7): p. 925-928.
4. Offerhaus, J.A., C.R. Bezzina, and A.A.J.N.R.C. Wilde, Epidemiology of inherited arrhythmias. 2020. 17(4): p. 205-215.
5. Antzelevitch C. and Patocskai B., Brugada syndrome: clinical, genetic, molecular, cellular, and ionic aspects. J Current problems in cardiology, 2016. 41(1): p. 7-57.
6. Members, A.T.F., et al., 2015 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death: The Task Force for the Management of Patients with Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death of the European Society of Cardiology (ESC) Endorsed by: Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). 2015. 17(11): p. 1601-1687.
7. Antzelevitch C., Yan G.-X., Ackerman M.J., et al., J-Wave syndromes expert consensus conference report: emerging concepts and gaps in knowledge. 2017. 19(4): p. 665-694.
8. Jons C. and Gollob M.H., Brugada syndrome: Let's talk about sex. J Heart rhythm, 2018. 15(10): p. 1466-1467.
9. Priori S.G., Napolitano C., Giordano U., et al., Brugada syndrome and sudden cardiac death in children. J The Lancet, 2000. 355(9206): p. 808-809.
10. Probst, V., et al., Long-term prognosis of patients diagnosed with Brugada syndrome: results from the FINGER Brugada Syndrome Registry. 2010. 121(5): p. 635-643.