ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG PHÍA BÊN TRÁI

Đặng Quốc Ái 1,2,, Trần Ngọc Dũng 1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư đại tràng phía bên trái có nhiều đặc điểm khác với phía bên phải cả về mặt bệnh học và mô bệnh học. Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng phía bên trái cũng có những đặc điểm riêng cần được nghiên cứu và thảo luận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu trên nhóm bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phía bên trái để điều trị ung thư biểu mô tuyến nguyên phát tại đại tràng và chưa di căn xa. Kết quả: Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2022 chúng tôi thu thập được 72 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 62,72 ± 12,35 tuổi. Trong đó có 61,1% là nam giới và 38,9% là nữ giới. Vị trí khối u gồm có 13 (18,1%) đại tràng góc lách, 11 (15,3%) đạ tràng xuống và 48 (66,6%) đại tràng sigma. Thời gian phẫu thuật trung bình là 154,79 ± 38,57 phút. Kỹ thuật mổ bao gồm 12 (16,7%) cắt đại tràng trái cao, (22,2%) cắt ½ đại tràng phía bên trái và 44 (61,1%) cắt đại tràng sigma. Lượng máu mất trung bình là 25,3 ± 8,1ml, tỷ lệ tai biến trong mổ là 2,8%. Có 16,7% nối đại tràng ngang và đại tràng băng tay và 60 (83,3%) nối đại tràng với trực tràng bằng máy khâu nối tròn. Số hạch vét được trung bình là 14,6 ± 3,5 hạch và 42 bệnh nhân có di căn hạch. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 19,4% bao gồm rò miệng nối, chảy máu miệng nối, tắc ruột, viêm tụy, viêm phổi và nhiễm trùng vết mổ. Có 79,2% bệnh nhân ra viện kết quả tốt. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau mổ ước tính tại thời điểm 48 tháng là 96,8%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phía bên trái điều trị ung thư đại tràng cho thấy ngoài những ưu điểm của kết quả sớm thì đã đáp ứng được yêu cầu về mặt ung thư học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: a cancer journal for clinicians. May 2021;71(3):209-249. doi: 10.3322/caac.21660
2. Wang S, Xu X, Guan J, et al. Better survival of right-sided than left-sided stage II colon cancer: a propensity scores matching analysis based on SEER database. The Turkish journal of gastroenterology : the official journal of Turkish Society of Gastroenterology. Nov 2020; 31(11):805-813. doi:10.5152/tjg.2020.19531
3. Gervaz P, Bucher P, Morel P. Two colons-two cancers: paradigm shift and clinical implications. Journal of surgical oncology. Dec 15 2004; 88(4):261-6. doi:10.1002/jso.20156
4. Yang CY, Yen MH, Kiu KT, Chen YT, Chang TC. Outcomes of right-sided and left-sided colon cancer after curative resection. Scientific reports. Jul 5 2022;12(1):11323. doi:10.1038/s41598-022-15571-2
5. Cappell MS. Pathophysiology, clinical presentation, and management of colon cancer. Gastroenterology clinics of North America. Mar 2008; 37(1):1-24, v. doi: 10.1016/ j.gtc.2007.12.002
6. Arezzo A, Passera R, Lo Secco G, et al. Stent as bridge to surgery for left-sided malignant colonic obstruction reduces adverse events and stoma rate compared with emergency surgery: results of a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Gastrointestinal endoscopy. Sep 2017;86(3):416-426. doi: 10.1016/ j.gie.2017.03.1542
7. Blackmore AE, Wong MT, Tang CL. Evolution of laparoscopy in colorectal surgery: an evidence-based review. World journal of gastroenterology. May 7 2014; 20(17):4926-33. doi: 10.3748/ wjg.v20.i17.4926
8. Huang Z, Li T, Zhang G, et al. Comparison of open, laparoscopic, and robotic left colectomy for radical treatment of colon cancer: a retrospective analysis in a consecutive series of 211 patients. World journal of surgical oncology. Oct 18 2022; 20(1):345. doi:10.1186/s12957-022-02796-8