KẾT QUẢ SỚM SAU PHẪU THUẬT ROSS-KONNO TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Lý Thịnh Trường 1,, Nguyễn Thị Vân Anh 1
1 Bệnh viện nhi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật Ross-Konno tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2022, nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên tổng số 20 bệnh nhân được phẫu thuật Ross-Konno tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tuổi trung vị và cân nặng trung vị của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu lần lượt là 1.02 tuổi (0.14 - 6.07 tuổi) và 7.75 kg (3.7 - 26 kg). Tỷ lệ nam/nữ là 15/5. Chẩn đoán trước phẫu thuật bao gồm: Hẹp van động mạch chủ nặng (8 bệnh nhân), hở van động mạch chủ nặng (2 bệnh nhân), thông liên thất-hẹp eo-hẹp nặng đường ra thất trái (4 bệnh nhân) và gián đoạn quai động mạch chủ -thông liên thất-hẹp nặng đường ra thất trái (4 bệnh nhân). Z-score trung bình của đường kính van động mạch chủ là -4.53 (-10.5, 0.75) đối với 16 bệnh nhân có tình trạng hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp nặng đường ra thất trái trước phẫu thuật. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 131 ± 39.7 phút, thời gian chạy máy trung bình là 190 ± 44 phút, thời gian thở máy trung bình là 168 giờ (16.5 – 2420 giờ). Tử vong sớm sau phẫu thuật có 1 bệnh nhân (5%) và tử vong muộn có 1 bệnh nhân (5%). Kết quả kiểm tra siêu âm tim lần cuối cho thấy có 1 bệnh nhân hở van động mạch chủ trung bình-nhẹ, tất cả các bệnh nhân còn lại hở van chủ rất nhẹ hoặc không hở. Thời gian theo dõi trung bình của nhóm nghiên cứu là 12 tháng (0.5 – 60 tháng), có 1 bệnh nhân cần can thiệp nong bóng điều trị hẹp nhánh động mạch phổi phải sau phẫu thuật. Tỷ lệ sống sót chung của nhóm nghiên cứu sau 5 năm là 88.2%. Kết luận: Kết quả sớm sau phẫu thuật Ross-Konno tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương là khả quan và hiệu quả. Cần một nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá chính xác kỹ thuật này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hickey EJ, Yeh Jr. T, Jacobs JP, Caldarone CA, Tchervenkov CI, McCrindle BW, et al. Ross and Yasui operations for complex biventricular repair in infants with critical left ventricular outflow tract obstruction☆. Eur J Cardiothorac Surg. 2009 Sep 17;S1010794009007696.
2. Mallios DN, Gray WH, Cheng AL, Wells WJ, Starnes VA, Kumar SR. Biventricular Repair in Interrupted Aortic Arch and Ventricular Septal Defect With a Small Left Ventricular Outflow Tract. Ann Thorac Surg. 2021 Feb;111(2):637–44.
3. Alsoufi B, Al-Halees Z, Manlhiot C, Awan A, Al-Ahmadi M, McCrindle BW, et al. Intermediate results following complex biventricular repair of left ventricular outflow tract obstruction in neonates and infants☆. Eur J Cardiothorac Surg. 2010 Oct;38(4):431–8.
4. Mookhoek A, Charitos EI, Hazekamp MG, Bogers AJJC, Hörer J, Lange R, et al. Ross Procedure in Neonates and Infants: A European Multicenter Experience. Ann Thorac Surg. 2015 Dec;100(6):2278–84.
5. Herrmann JL, Clark AJ, Colgate C, Rodefeld MD, Hoyer MH, Turrentine MW, et al. Surgical Valvuloplasty Versus Balloon Dilation for Congenital Aortic Stenosis in Pediatric Patients. World J Pediatr Congenit Heart Surg. 2020 Jul;11(4):444–51.
6. Reddy VM, Rajasinghe HA, Teitel DF, Haas GS, Hanley FL. Aortoventriculoplasty with the pulmonary autograft: The “Ross-Konno” procedure. J Thorac Cardiovasc Surg. 1996 Jan; 111(1):158–67.
7. Donald JS, Wallace FRO, Naimo PS, Fricke TA, Brink J, Brizard CP, et al. Ross Operation in Children: 23-Year Experience From a Single Institution. Ann Thorac Surg. 2020 Apr;109(4):1251–9.