KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA PHẪU THUẬT CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN PHỐI HỢP LASER TẠO HÌNH MỐNG MẮT ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT CẤP TÍNH KHÔNG KÈM ĐỤC THỂ THỦY TINH KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA

Đỗ Tấn 1,, Nguyễn Thị Nương 2
1 Bệnh viện mắt trung ương
2 Học viện quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả 3 năm của phương pháp phối hợp phẫu thuật cắt mống mắt chu biên (MMCB) và laser tạo hình chân mống mắt (IP) trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính không đáp ứng với điều trị nội khoa không kèm theo đục thể thủy tinh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp mô tả cắt ngang tại thời điểm 3 năm 28 mắt của 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính đã được điều trị laser tạo hình mống mắt kết hợp cắt mống mắt chu biên và theo dõi tại 3 cơ sở nghiên cứu. Kết quả: Thị lực LogMAR trung bình sau 3 năm là 0,58±0,44, nhãn áp trung bình sau 3 năm 13,66±3,74 mmHg, tỉ lệ kiểm soát nhãn áp thành công tuyệt đối là 82,14%, tương đối là 7,14% và thất bại là 10,71%. Độ mở trung bình góc tiền phòng sau 3 năm là 1,39±0,72, lõm gai là 0,55±0,18 tăng có đáng kể so với thời điểm 1 năm sau can thiệp. Kết luận: Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên phối hợp laser tạo hình chân mống mắt cho hiệu quả hạ nhãn áp lâu dài, giúp ngăn chặn tiến triển của bệnh lý glôcôm và bảo tồn chức năng thị giác của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen YH, Lu DW, Cheng JH et al. (2009), "Trabeculectomy in patients with primary angle-closure glaucoma." Journal of Glaucoma, 18: 679-683.
2. Nguyễn Xuân Hiệp, Đỗ Tấn, Nguyễn Đình Ngân và cs. (2019), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính tại khu vực Hà Nội," Sở khoa học và công nghệ Hà Nội.
3. Mai Lan Anh, (2019). "Đánh giá kết quả tạo hình mống mắt bằng laser trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính," Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học y Hà Nội.
4. Lai JSM, Tham CCY, Chua JKH. (2006), "To compare argon laser peripheral iridoplasty (ALPI) against systemic medications in treatment of acute primary angle-closure: mid-term results," Eye (Lond), 20:309-314.
5. Lam DS, Lai JS, Tham CC, et al. (2002), "Argon laser peripheral iridoplasty versus conventional systemic medical therapy in treatment of acute primary angle-closure glaucoma: a pro- spective, randomized, controlled trial," Opthalmology, 109: 1591-1596.
6. Song BJ, Ramanathan M, Morales E et al. (2016), "Trabeculectomy and Combined PhacoemulsificationTrabeculectomy: Outcomes and Risk Factors for," Journal of glaucoma, 25: 763-769.
7. Aung T, Tow SL, Yap EY et al. (2000), "Trabeculectomy for acute primary angle closure.," Ophthalmology, 107: 1298-302.
8. Chen MJ, Cheng CY, Chou CK et al. (2008), "The long-term effect of Nd:YAG laser iridotomy on intraocular pressure in Taiwanese eyes with primary angle-closure glaucoma," Journal of the Chinese medical association, 71: 300-304.
9. Gedde SJ, Feuer WJ, Lim KS et al. (2019), "Treatment Outcomes in the Primary Tube Versus Trabeculectomy Study after 3 Years of Follow-up," Opthalmology, 127: 333-345.