KẾT QUẢ TIÊM KEO TRỰC TIẾP QUA DA TRƯỚC PHẪU THUẬT TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH VÙNG ĐẦU MẶT CỔ

Lê Thanh Dũng 1,2,, Thân Văn Sỹ 3
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: nghiên cứu này nhằm đánh giá sự an toàn, thành công về mặt kỹ thuật và kết quả phẫu thuật của điều trị dị dạng tĩnh mạch (DDTM) bằng phương pháp tiêm keo (n-butyl-2-cyanoacrylate) trực tiếp qua da kế hợp với phẫu thuật cắt bỏ khối dị dạng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mười bảy bệnh nhân (BN) (9 nam, 8 nữ; tuổi trung vị 21 tuổi, đã trải qua 18 thủ thuật tiêm keo trực tiếp qua da kết hợp phẫu thuật được đưa vào nghiên cứu. Tính an toàn, thành công về mặt kỹ thuật và lâm sàng đã được đánh giá hồi cứu. Kết quả: Nút tắc thành công về mặt kỹ thuật đạt được ở 16 BN, 2 ổ dị dạng còn lại đạt được tắc >80% thể tích. Đường kính tổn thương trung bình là 42,55  ± 20,6 mm, thể thích ổ DDTM đạt 56,6 ml, trong đó có 15 ổ có đường kính < 5cm. Triệu chứng sưng và đau sau tiêm keo xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân, không có biến chứng nào khác liên quan đến thủ thuật tiêm keo. 14 ổ dị dạng được phẫu thuật lấy bỏ hoàn toàn, 4 trường hợp lấy được một phần ổ dị dạng. Không có trường hợp nào phải phẫu thuật hoặc can thiệp lại sau mổ. Lượng máu mất trong phẫu thuật trung bình là 29,7 ± 17,1 ml, với 3 trường hợp có lượng mất máu >50ml. Không có trường hợp nào phải truyền máu trong và sau mổ. Không có biến chứng nào sau phẫu thuật được ghi nhận. Kết luận: Tiêm keo trực tiếp qua da trước phẫu thuật là thủ thuật an toàn, hiệu quả, và có thể thực hiện được với các ổ DDTM vùng đầu mặt cổ. Cần thêm các nghiên cứu so sánh đối chiếu với các phương pháp điều trị khác, cũng như các kết quả nghiên cứu với thời gian dài hơn để đánh giá kết quả trung, dài hạn của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Puig S, Casati B, Staudenherz A, Paya K. Vascular low-flow malformations in children: current concepts for classification, diagnosis and therapy. Eur J Radiol. Elsevier; 2005;53:35–45.
2. Mulliken JB, Glowacki J. Classification of pediatric vascular lesions. Plast Reconstr Surg. 1982;70:120–1.
3. Bowman J, Johnson J, McKusick M, Gloviczki P, Driscoll D. Outcomes of sclerotherapy and embolization for arteriovenous and venous malformations. Semin Vasc Surg. Elsevier; 2013. p. 48–54.
4. Roh Y-N, Do YS, Park KB, Park HS, Kim Y-W, Lee B-B, et al. The results of surgical treatment for patients with venous malformations. Ann Vasc Surg. Elsevier; 2012;26:665–73.
5. Chewning RH, Monroe EJ, Lindberg A, Koo KS, Ghodke BV, Gow KW, et al. Combined glue embolization and excision for the treatment of venous malformations. CVIR Endovasc. SpringerOpen; 2018;1:1–8.
6. Cahill AM, Nijs ELF. Pediatric vascular malformations: pathophysiology, diagnosis, and the role of interventional radiology. Cardiovasc Intervent Radiol. Springer; 2011;34:691–704.
7. Tieu DD, Ghodke BV, Vo NJ, Perkins JA. Single-stage excision of localized head and neck venous malformations using preoperative glue embolization. Otolaryngol Neck Surg. SAGE Publications Sage CA: Los Angeles, CA; 2013;148:678–84.
8. Park H, Kim JS, Park H, Kim JY, Huh S, Lee JM, et al. Venous malformations of the head and neck: a retrospective review of 82 cases. Arch Plast Surg. Thieme Medical Publishers, Inc.; 2019;46:23–33.
9. Uller W, El-Sobky S, Alomari AI, Fishman SJ, Spencer SA, Taghinia AH, et al. Preoperative embolization of venous malformations using n-butyl cyanoacrylate. Vasc Endovascular Surg. SAGE Publications Sage CA: Los Angeles, CA; 2018;52:269–74.