THAY ĐỔI HUYẾT ÁP VÀ NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Biến chứng tim mạch là biến chứng gặp phổ biến ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Sau ghép thận, có nhiều báo cáo cho thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực những tình trạng tim mạch của bệnh nhân, trong đó có sự thay đổi về huyết áp và nhịp tim. Mục tiêu: Mô tả những thay đổi về huyết áp và nhịp tim ở thời trước và sau ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả dọc các trường hợp ghép thận từ năm 2014 đến năm 2017 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Các bệnh nhân được thu thập thông tin nền, các chỉ số lâm sàng về huyết áp, các thuốc điều trị huyết áp và siêu âm tim trước và sau ghép 1 năm. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, có 296 bệnh nhân suy thận mạn suy đoạn cuối trải qua ghép thận được nhận vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 35,1 ± 9,3, nam giới chiểm tỉ lệ 65,2%; thời gian từ lúc bắt đầu lọc máu đến khi ghép thận là 11,3 (1 – 106,1) tháng. Trong thời gian theo dõi 1 năm, huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước ghép, tần số tim thay đổi không khác biệt có ý nghĩa. Số lượng loại thuốc cần thiết để kiểm soát huyết áp cũng giảm xuống so với trước ghép. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy ghép thận giúp huyết áp của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối giảm có ý nghĩa thống kê. Huyết áp kiểm soát với ít thuốc huyết áp hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ghép thận, tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối, huyết áp tâm thu
Tài liệu tham khảo
2. Rangaswami J, Mathew RO, Parasuraman R, et al. Cardiovascular disease in the kidney transplant recipient: epidemiology, diagnosis and management strategies. Nephrol Dial Transplant. 2019;34(5):760-773. doi:10.1093/ndt/gfz053
3. Hawwa N, Shrestha K, Hammadah M, Yeo PSD, Fatica R, Tang WHW. Reverse Remodeling and Prognosis Following Kidney Transplantation in Contemporary Patients With Cardiac Dysfunction. J Am Coll Cardiol. 2015; 66 (16):1779-1787. doi:10.1016/j.jacc.2015.08.023
4. Bùi Đức Phú và cộng sự. Tình hình ghép thận trong điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y dược học Quân sự. tháng 5/2012, Số đặc biệt Chào mừng 20 năm ghép tạng tại Việt Nam 4/6/1992- 4/6/2012 2012;Vol 37:110-115. Học viện Quân Y.
5. Lê Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thịnh. Diễn tiến tim mạch trước và sau ghép thận qua 90 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1992-2006. Hội nghị thường niên 2006, Hội Niệu – Thận học TPHồ Chí Minh 9/2006,. 2006:8-15.
6. Trần Ngọc Sinh và cộng sự. Quy trình theo dõi và điều trị với thuốc ức chế miễn dịch sau ghép. Nhà xuất bản Y học chi nhánh TPHCM. 2010; Kỷ yếu công trình ghép thận Bệnh viện Chợ Rẫy 1992-2010:44-48.
7. Montanaro D, Gropuzzo M, Tulissi P, et al. Effects of successful renal transplantation on left ventricular mass. Transplant Proc. 2005;37(6):2485-2487. doi:10.1016/j.transproceed.2005.06.022
8. Minciunescu A, Genovese L, deFilippi C. Cardiovascular Alterations and Structural Changes in the Setting of Chronic Kidney Disease: a Review of Cardiorenal Syndrome Type 4. SN Compr Clin Med. 2023;5(1):15. doi:10.1007/s42399-022-01347-2