ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHONG BẾ ĐÁM RỐI THẦN KINH ĐƯỜNG LIÊN CƠ BẬC THANG VÀ PHONG BẾ THẦN KINH TRÊN VAI PHỐI HỢP THẦN KINH NÁCH DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM CHO PHẪU THUẬT KHỚP VAI

Nguyễn Thị Thu Yến 1, Lưu Quang Thùy 1,
1 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng không mong muốn trong và sau phẫu thuật của phong bế đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang với phong bế dây thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách bằng ropivacaine 0,25%. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiến cứu có can thiệp, so sánh 60 bệnh nhân được gây tê vùng để phẫu thuật nội soi khớp vai chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm 1: 30 bệnh nhân được tiêm 10 ml ropivacaine 0,25% vào thần kinh trên vai và 10 ml ropivacaine 0,25% vào thần kinh nách dưới hướng dẫn của siêu âm trước gây mê. Nhóm 2: 30 bệnh nhân được tiêm 20 ml ropivacaine 0,25% vào đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang dưới hướng dân siêu âm trước gây mê. Kết quả: Cảm giác buồn nôn hoặc nôn sau phẫu thuật giảm dần qua các thời điểm nghiên cứu từ T0-T8. Tỷ lệ liệt hoành, khàn giọng sau phẫu thuật của nhóm phong bế đám rối thần kinh đường liên cơ bậc thang cao hơn nhóm phong bế thần kinh trên vai kết hợp thần kinh nách tương ứng là 33,3% so với 0%. và 36,7% so với 0% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Không có bệnh nhân nào ở nhóm phong bế đám rối thần kinh liên cơ bậc thang vận động được cánh tay và ngón cái sau tiêm tê, chỉ có 5 bệnh nhân 16,7% có vận động được bàn tay, tình trạng tê bì cẳng bàn tay sau phẫu thuật kéo dài. Khả năng hồi phục cảm giác tê bì sau 24 giờ 36,7% sau 36 giờ là 10% và sau 48 giờ thì vẫn còn khoảng 10%. Trong khi nhóm phong bế thần kinh trên vai phối hợp với thần kinh nách vẫn có thể vận động và cảm giác cẳng tay, bàn tay ngón cái bình thường. Bệnh nhân có mức độ hài lòng cao ở cả 2 nhóm nghiên cứu. Tỉ lệ rất hài lòng ở nhóm 1 là 90% cao hơn ở nhóm 2 là 63,3% (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ liệt hoành và khàn giọng ở nhóm phong bế chọn lọc thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm phong bế đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang. Trong nhóm 2, tỉ lệ tê bì sau phẫu thuật rất cao gây khó chịu cho bệnh nhân, trong khi tỉ lệ này ở nhóm 1 là 0%. Bệnh nhân có mức độ hài lòng cao ở cả 2 nhóm nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Turbitt LR, Mariano ER, El-Boghdadly K. Future directions in regional anaesthesia: not just for the cognoscenti. Anaesthesia. 2020;75(3):293-297.
2. Costantino F, Didonato A, Fabrizio L, et al. Local Anaesthesia Efficacy as Postoperative Analgesia for Open Shoulder Instability Surgery: A Prospective Randomised Controlled Study. Published online 2012.
3. Yean Chin Lim, Zhao Kun Koo, Vivian. W. Ho., et al. Randomized, controlled trial comparing respiratory and analgesic effects of interscalene, anterior suprascapular, and posterior suprascapular nerve blocks for arthroscopic shoulder surgery. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 2012 Dec; 20(12):2573-8.
4. Jinlong Zhao, Nanjun Xu, Jiahui Li et al. Efficacy and safety of suprascapular nerve block combined with axillary nerve block for arthroscopic shoulder surgery: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Anesthesiology. 2018; 129(1):47-57.
5. Lee SC, Chun YM, Joo SH, Lim HS. Comparison between two different concentrations of a fixed dose of ropivacaine in interscalene brachial plexus block for pain management after arthroscopic shoulder surgery: a randomized clinical trial Korean J Anesthesiol. 2021 Jun; 74(3):226-233.
6. Ferré F, Mastantuono JM, Martin C, et al. [Hemidiaphragmatic paralysis after ultrasound-guided supraclavicular block: a prospective cohort study]. Braz J Anesthesiol. 2019 Nov-Dec; 69(6): 580-586.
7. Malik T, Mass D, Cohn S. Postoperative Analgesia in a Prolonged Continuous Interscalene Block Versus Single-Shot Block in Outpatient Arthroscopic Rotator Cuff Repair: A Prospective Randomized Study. Arthrosc J Arthrosc Relat Surg. 2016;32(8):1544-1550.e1.