MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG CHỎM XƯƠNG ĐÙI TRÊN PHIM CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI MỨC ĐỘ ĐAU VÀ GIAI ĐOẠN BỆNH HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI

Lê Thùy Dương 1,, Lưu Thị Bình 2, Nguyễn Minh Núi 3
1 Cao đẳng Y tế Hải Phòng
2 Sở Y tế Thái Nguyên
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim cộng hưởng từ với mức độ đau và giai đoạn bệnh của các bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 245 bệnh nhân (416 chỏm xương đùi) hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, E và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2017 - 4/2022. Kết quả: Dấu hiệu đường đôi gặp nhiều nhất ở giai đoạn II (92,4%), phù tuỷ thường thấy nhất ở giai đoạn III (89,0%). 54,5% chỏm xương đùi giai đoạn I có vùng hoại tử dưới 15% diện chỏm xương đùi, 43,5% chỏm xương đùi giai đoạn II có vùng hoại tử trên 30% diện chỏm xương đùi. Gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm xương đùi mức độ nhẹ (<15%) gặp nhiều nhất ở giai đoạn III của bệnh với tỷ lệ 26,5% và 60,2%; gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm xương đùi mức độ nặng (>30%) ở giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất là 24,2% và 46,2%. Tỷ lệ phù tủy chỏm xương đùi và tràn dịch khớp háng tăng dần theo mức độ đau (p<0,001). Tỷ lệ khớp háng có triệu chứng đau mức độ nặng trên lâm sàng gặp ở 89,2% chỏm xương đùi có dấu hiệu phù tủy và 84,2% khớp háng có tràn dịch trên phim cộng hưởng từ. Tỷ lệ chỏm xương đùi có hình ảnh đường đôi trên cộng hưởng từ giảm dần theo mức độ đau khớp háng (p< 0,005).  Kết luận: Hình ảnh tổn thương trên cộng hưởng từ của chỏm xương đùi hoại tử có liên quan với mức độ đau và giai đoạn bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hines, J. T., et al. (2021), "Osteonecrosis of the Femoral Head: an Updated Review of ARCO on Pathogenesis, Staging and Treatment", J Korean Med Sci. 36(24), p. e177.
2. Ikeuchi, K., et al. (2015), "Epidemiology of nontraumatic osteonecrosis of the femoral head in Japan", Mod Rheumatol. 25(2), pp. 278-81.
3. Vardhan, H., et al. (2018), "Epidemiological Profile of Femoral Head Osteonecrosis in the Nort Indian Population", Indian J Orthop. 52(2), pp. 140-146.
4. Lưu Thị Bình (2011), Nghiên cứu lâm sàng và chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn, Luận án tiến sĩ Y học, Học viện Quân YV.
5. Tan, B., et al. (2021), "Epidemiological Study Based on China Osteonecrosis of the Femoral Head Database", Orthop Surg. 13(1), pp. 153-160.
6. Huang, G. S., et al. (2003), "MR imaging of bone marrow edema and joint effusion in patients with osteonecrosis of the femoral head: relationship to pain", AJR Am J Roentgenol. 181(2), pp. 545-9.
7. Hatanaka, H., et al. (2019), "Differences in magnetic resonance findings between symptomatic and asymptomatic pre-collapse osteonecrosis of the femoral head", Eur J Radiol. 112, pp. 1-6.
8. Belmar, C. J., Steinberg, M. E., and Hartman-Sloan, K. M. (2004), "Does pain predict outcome in hips with osteonecrosis?", Clin Orthop Relat Res(425), pp. 158-62.