HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG BỆNH NHA CHU Ở HỌC SINH 12 TUỔI TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Hoàng Hạnh Lê 1,, Văn Trầm Tạ 1, Thành Tài Lê 2, Thị Phương Đan Trần 2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: gánh nặng do bệnh răng miệng gây ra trong cộng đồng là không nhỏ. Nên phải quan tâm đến dự phòng bệnh răng miệng, trong đó có bệnh nha chu, dự phòng ngay từ lứa tuổi trẻ em. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả dự phòng bệnh nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp: nghiên cứu can thiệp có đối chứng, 1.259 học sinh không sâu răng được chia thành 3 nhóm, can thiệp giáo dục sức khỏe răng miệng, súc miệng nước Colgate® Plax trong 18 tháng và đánh giá kết quả sau 30 tháng. Kết quả: sau can thiệp, tỷ lệ học sinh mắc bệnh nha chu cao nhất ở nhóm chứng (74,4%), giảm dần ở nhóm can thiệp 1 (47,8%) và thấp nhất ở nhóm can thiệp 2 (41,8%); hiệu quả can thiệp giữa nhóm can thiệp 1 và 2 so nhóm chứng tăng lần lượt là 29,4% và 38,4%. Hiệu quả can thiệp giữa nhóm can thiệp 1 và 2 so với nhóm chứng về trung bình: nhu cầu điều trị nha chu cộng đồng (CPITN) tăng lần lượt là 9,5% và 93,4%; mảng bám răng (DIS) tăng 544,6% và 559,9%; vôi răng (CIS) giảm 41,6% và tăng 41,7%; vệ sinh răng miệng (OHIS) tăng 92,8% và 119,4%. Kết luận: giáo dục sức khỏe răng miệng kết hợp nước súc miệng mang lại hiệu quả dự phòng bệnh nha chu cao hơn giáo dục sức khỏe đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Thị Quỳnh Anh, Đỗ Thu Hằng, Trần Yến Nga (2016), “Hiệu quả giảm mảng bám và viêm nướu của nước súc miệng chứa 0,05% Cetylpiridinium Chloride”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 20(2), tr. 105-110.
2. Trương Mạnh Dũng, Ngô Văn Toàn (2015), Nha khoa cộng đồng, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Tạ Quốc Đại (2012), Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
4. Lê Hoàng Hạnh, Tạ Văn Trầm, Lê Thành Tài, Trần Thị Phương Đan (2019), “Tình hình bệnh sâu răng, nha chu ở học sinh 12 tuổi tại tỉnh Tiền Giang”, Y học Việt Nam, 484(2), tr. 69-73.
5. Nguyễn Anh Sơn (2019), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi, hiệu quả can thiệp ở học sinh khối lớp 6 một số trường trung học cơ sở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
6. Nguyễn Lang Thanh, Phan Ái Hùng (2011), “Cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng của một số học sinh tiểu học và phụ huynh thông qua tăng cường giáo dục sức khỏe răng miệng tại nhà”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(2), pp. 184-192.
7. Nguyễn Bích Vân (2007), “So sánh hiệu quả của thuốc súc miệng Givalex và Eludril đối với mảng bám, viêm nướu và vết dính trên răng”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 11(2), pp. 219-226.