PHÂN TÍCH CHI PHÍ - HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÒNG NÂNG CỔ TỬ CUNG SO VỚI ĐẶT VIÊN PROGESTERONE ÂM ĐẠOTRONG DỰ PHÒNG SINH NON TẠI BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC

Lê Tấn Lợi 1, Hoàng Thy Nhạc Vũ 1,, Nguyễn Đoàn Thảo Quyên1, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung 1, Trần Thị Ngọc Vân 1, Phạm Dương Toàn 2, Hồ Mạnh Tường 2
1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Mỹ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sinh non là một vấn đề sức khỏe tạo ra gánh nặng về chi phí y tế toàn cầu. Các biện pháp dự phòng sinh non được khuyến khích bao gồm đặt vòng nâng cổ tử cung (CTC) và progesterone âm đạo, có thể góp phần giảm tỷ lệ trẻ sinh non và tỷ lệ trẻ tử vong. Mục tiêu: Đánh giá chi phí-hiệu quả của can thiệp đặt vòng nâng CTC và progesterone trong dự phòng sinh non trên đối tượng đơn thai có CTC ngắn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu của các trường hợp đơn thai ≥18 tuổi; chiều dài CTC <25 mm; tuổi thai 16-22 tuần tại bệnh viện Mỹ Đức năm 2021. Số liệu được xử lý và tổng hợp vào Excel, sau đó phân tích bằng phần mềm R. Kết quả: Trong 208 đối tượng đạt tiêu chuẩn lựa chọn, có 106 thai phụ được chỉ định đặt vòng nâng CTC, các trường hợp còn lại sử dụng liệu pháp progesterone. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm cơ bản; chi phí trung bình trong giai đoạn sinh, xét nghiệm sàng lọc, thuốc sử dụng, chi phí nằm viện giữa hai nhóm can thiệp. Thai phụ trong mẫu nghiên cứu có tuổi trung bình là 31,1±4,3 tuổi, chiều dài trung bình CTC là 23,1±2,6 mm, và chỉ số BMI trung bình là 21,6±3,1 kg/m2. Tổng chi phí trực tiếp ở nhóm đặt vòng nâng CTC thấp hơn 143,7 triệu đồng so với nhóm progesterone. Tổng chi phí trực tiếp y tế trung bình và xác suất không sinh non ở nhóm đặt vòng nâng CTC lần lượt là 33,6±6,2 triệu đồng và 0,915; ở nhóm progesterone 36,3±6,6 triệu đồng và 0,931. Giá trị ICER của can thiệp progesterone so với đặt vòng nâng CTC là 170,0 triệu đồng / 1 ca không sinh non tăng thêm. Can thiệp vòng nâng cổ tử cung đạt chi phí-hiệu quả chỉ khi ngưỡng chi trả dao động từ 0-126 triệu đồng. Kết luận: Đặt vòng nâng cổ tử cung có thể được xem là một lựa chọn có hiệu quả về chi phí trong phòng ngừa sinh non ở đối tượng đơn thai có cổ tử cung ngắn nếu không có khả năng xảy ra biến chứng vì có chi phí thấp hơn và hiệu quả thấp hơn không đáng kể với can thiệp progesterone. Can thiệp progesterone có chi phí cao hơn và hiệu quả cao hơn can thiệp vòng nâng CTC trong dự phòng sinh non ở đối tượng đơn thai. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thêm bằng chứng khoa học để hỗ trợ trong quá trình đưa ra quyết định chọn loại can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2018). Preterm birth. Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth
2. Purisch SE, Gyamfi-Bannerman C (2017). Epidemiology of preterm birth. Semin Perinatol; 41(7):387-391.
3. General Statistics Office of Vietnam (2015). Socio-economic situation in 2015. Available from: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507
4. Kvalvik LG, Wilcox AJ, Skjærven R, et al. (2020). Term complications and subsequent risk of preterm birth: registry based study. BMJ; 369:m1007.
5. World Bank: Vietnam/ GDP per capita: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?locations=VN. Accessed 09 Sept 2022
6. Le KD, Nguyen LK, Nguyen LTM, et al. (2020). Cervical pessary vs vaginal progesterone for prevention of preterm birth in women with twin pregnancy and short cervix: economic analysis following randomized controlled trial. Ultrasound Obstet Gynecol; 55: 339-347.
7. Eddama O, Petrou S, Regier D, et al. (2010). Study of progesterone for the prevention of preterm birth in twins (STOPPIT): findings from a trial-based cost-effectiveness analysis. Int J Technol Assess Health Care; 26(2):141-8.
8. Pizzi LT, Seligman NS, Baxter JK, et al. (2014). Cost and cost effectiveness of vaginal progesterone gel in reducing preterm birth: an economic analysis of the PREGNANT trial. Pharmacoeconomics; 32(5):467-78.
9. Liem SM, van Baaren GJ, Delemarre FM, et al. (2014). Economic analysis of use of pessary to prevent preterm birth in women with multiple pregnancy (ProTWIN trial). Ultrasound Obstet Gynecol; 44(3):338-45.