ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CĂNG THẲNG, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TIÊM INSULIN BẰNG BỘ CÂU HỎI DASS-21

Trần Trịnh Quốc Việt 1,, Lê Châu 2
1 Đại học Y Dược TP. HCM
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Căng thẳng, lo âu, trầm cảm này ở quần thể người bệnh đái tháo đường đã được nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu có hệ thống về lĩnh vực này. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài Đặc điểm lâm sàng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của người bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị bằng thuốc tiêm insulin bằng bộ câu hỏi DASS-21”. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của người bệnh đái tháo đường típ 2 đang điều trị bằng thuốc tiêm insulin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích trên 133 người bệnh đến khám ngoại trú tại phòng khám nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2022 đến 09/2022. Công cụ nghiên cứu là thang đo DASS -21. Thống kê mô tả tần số phần trăm biến định tính, trung bình và độ lệch chuẩn với biến định lượng, phân tích mối tương quan bằng phép kiểm tương quan Pearson. Kết quả: Tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của người bệnh theo thang đo DASS-21 lần lượt là 6,77%, 37,6%, 10,52%. Có mối tương quan thuận và mạnh giữa căng thẳng, lo âu và trầm cảm và điều này có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan r ≥ 0,75 và p < 0,001. Giới tính người bệnh tham gia nghiên cứu nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam (57,14% so với 42,86%). Tỉ lệ người bệnh có tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi là 64,66%. Tỉ lệ người bệnh bị rối loạn lipid máu rất cao với 81,2%. Tỉ lệ tai biến mạch máu não trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,26%. Tỉ lệ bệnh lý tim mạch trong nghiên cứu của chúng tôi là 11,28%. Biến chứng mạch máu ngoại biên 6,02%. Người bệnh có bệnh lý võng mạc ĐTĐ tham gia nghiên cứu là 9,02%. Biến chứng phải đoạn chi trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận chỉ 2,26%. Hạ đường huyết nặng phải nhập viện là 3,76%. Kết luận: Đa phần người bệnh mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, không kiểm soát tốt đường huyết, nhiều biến chứng của bệnh ĐTĐ như: tai biến mạch máu não, tim mạch, bệnh lý mạch máu ngoại biên, bệnh lý mạch máu nhỏ, biến chứng đoạn chi và hạ đường huyết nặng phải nhập viện cấp cứu. Tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm ở người bệnh đái tháo đường típ 2 đang dùng thuốc tiêm insulin là đáng quan tâm. Cần phát hiện sớm người bệnh bị căng thẳng, lo âu, trầm cảm theo thang đo DASS - 21 vì mắc một trong ba loại rối loạn có nguy cơ cao mắc kết hợp rối loạn còn lại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lưu Thị Hải Anh (2015), Khảo sát tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Y Dược TPHCM.
2. Hoàng Khánh Chi (2016), Tầm soát trầm cảm và các yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi PHQ-9 ở bệnh nhân Đái tháo đường típ 2, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại Học Y Dược Tp.HCM.
3. Nguyễn Tá Đông (2012), Kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đánh giá qua thực hành điều trị ngoại trú tại khoa nội tim mạch - bệnh viện trung ương Huế, Kỷ yếu hội nghị nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần VI. (Tr.732 – 40)
4. Võ Thị Thu Hà (2012), Trầm cảm trên bệnh nhân hội chứng chuyển hóa, Luận văn thạc sĩ, Đại Học Y Dược TPHCM
5. Abdulbari B, Abdulla OAAA-H, Elnour ED (2011). High Prevalence of Depression, Anxiety and Stress Symptoms Among Diabetes Mellitus Patients. The Open Psychiatry Journal, (5): pp. 5-12.
6. Fisekovic Kremic MB (2020). Factors associated with depression, anxiety and stress among patients with diabetes mellitus in primary health care: Many questions, few answers. Malays Fam Physician. 15(3), pp. 54-61.
7. Raval A, Dhanani R (2010). Prevelence determinants of depression in type 2 diabetes patients in tertiary care centre. Indian J Med Res. 9, pp. 130 - 132.
8. Rehman, Kazmi (2015). Prevalence and level of depression, anxiety and sress among patient with type 2 Diabetes Mellitus. Original Artical. 11(2), pp. 81-86.