CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ TĂNG SẢN TUYẾN TIỀN LIỆT LÀNH TÍNH SỬ DỤNG N-BUTYL CYANOACRYLATE: VẬT LIỆU THAY THẾ THÍCH HỢP CHO VI HẠT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn và kết quả ngắn hạn của phương pháp nút động mạch tuyến tiền liệt bằng keo N-butyl cyanoacrylate (NBCA) trong điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tínhvới triệu chứng đường tiểu dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm trên 15 bệnh nhân (tuổi trung bình, 65 ± 20,5 tuổi; 45 – 85 tuổi) được tiến hành PAE bằng hỗn hợp NBCA và lipiodol (tỷ lệ từ 14: - 1:8) để điều trị BPH từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: Tổng thể tích NBCA/Lipiodol được dùng trung bình là 1,2 ±0,3 ml, tổng thời gian bơm là 20,5 ± 3,4 giây và tổng liều tia là 15.554 ± 14.397 mGy·cm. Những cải thiện đáng kể về mặt thống kê về điểm IPSS, điểm chất lượng cuộc sống QoL và thể tích tuyến tiền liệt tại thời điểm sau 1 tháng PAE. Không có biến chứng lớn nào được ghi nhận. Chỉ số quốc tế về chức năng cương dương (IIEF5) không thay đổi đáng kể. Kết luận: Nút động mạch tuyến tiền liệt bằng NBCA để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính có triệu chứng là khả thi, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nam giới, triệu chứng đường tiết niệu dưới; tăng sản lành tính tuyến tiền liệt; nút động mạch tuyến tiền liệt, N-butyl cyanoacrylate
Tài liệu tham khảo
2. Improvement of urinary tract symptoms and quality of life in benign prostate hyperplasia patients associated with consumption of a newly developed whole tomato-based food supplement: a phase II prospective, randomized double-blinded, placebo-controlled study | Journal of Translational Medicine | Full Text. Accessed December 19, 2022. https://translational-medicine.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12967-020-02684-3
3. Comparison of prostatic artery embolisation (PAE) versus transurethral resection of the prostate (TURP) for benign prostatic hyperplasia: randomised, open label, non-inferiority trial | The BMJ. Accessed December 19, 2022. https://www.bmj.com/content/361/ bmj.k2338.full
4. Safety and efficacy of transcatheter embolization with Glubran®2 cyanoacrylate glue for acute arterial bleeding: a single-center experience with 104 patients | SpringerLink. Accessed December 19, 2022. https://link.springer.com/article/10.1007/s00261-017-1267-4
5. Carnevale FC, Moreira AM, de Assis AM, et al. Prostatic Artery Embolization for the Treatment of Lower Urinary Tract Symptoms Due to Benign Prostatic Hyperplasia: 10 Years’ Experience. Radiology. 2020;296(2):444-451. doi:10.1148/radiol.2020191249
6. Ten-year experience with arterial embolization for peptic ulcer bleeding: N-butyl cyanoacrylate glue versus other embolic agents | SpringerLink. Accessed December 19, 2022. https://link.springer.com/article/ 10.1007/s00330-020-07427-y
7. Loffroy R, Guillen K, Salet E, et al. Prostate artery embolization using n-butyl cyanoacrylate glue for urinary tract symptoms due to benign prostatic hyperplasia: a valid alternative to microparticles? J Clin Med. 2021;10(14):3161.
8. Salet E, Crombé A, Grenier N, et al. Prostatic artery embolization for benign prostatic obstruction: single-centre retrospective study comparing microspheres versus n-butyl cyanoacrylate. Cardiovasc Intervent Radiol. 2022; 45(6):814-823.
9. Randomised comparison of uterine artery embolisation (UAE) with surgical treatment in patients with symptomatic uterine fibroids (REST trial): 5-year results - PubMed. Accessed December 19, 2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21481151/
10. Malling B, Røder MA, Brasso K, Forman J, Taudorf M, Lönn L. Prostate artery embolisation for benign prostatic hyperplasia: a systematic review and meta-analysis. Eur Radiol. 2019; 29(1):287-298. doi:10.1007/s00330-018-5564-2