QUAN ĐIỂM VỀ TỰ TỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Hoàng Long 1,, Ngô Xuân Long 2
1 Đại học VinUni
2 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng thái độ không phù hợp với việc người bệnh tự tử có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ chăm sóc của điều dưỡng viên. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả quan điểm về tự tử và một số yếu tố liên quan đến quan điểm này của sinh viên điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 SV điều dưỡng hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học (VLVH) đang theo học tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phát vấn với bộ câu hỏi gồm 24 câu dưới dạng trả lời đúng hoặc sai về quan điểm của đối tượng nghiên cứu. Điểm khảo sát giao động từ 24 đến 48, điểm càng cao thể hiện quan điểm càng tích cực với việc tự tử. Kết quả: Điểm trung bình quan điểm về tự tử trong nghiên cứu này là 37,57 ± 3,91 điểm. Nhóm SV là nam giới, học hệ VLVH, đã từng học học phần y đức, đã từng chăm sóc người bệnh hấp hối trong quá trình học/làm việc có điểm trung bình quan điểm tự tử cao hơn (có quan điểm tích cực hơn) có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại (p < 0,05). Nhóm SV đã từng có người thân, bạn bè thân thiết tự tử có điểm trung bình quan điểm về tự tử thấp hơn (có quan điểm tiêu cực hơn) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm còn lại. Kết luận. Điểm trung bình quan điểm về tự tử ở mức trung bình khá. Một số yếu tố giúp quan điểm về tự tử tích cực hơn là nam giới, hệ VLVH, đã từng học học phần y đức, đã từng chăm sóc người bệnh hấp hối và chưa từng có người thân bạn bè thân thiết tự tử.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flood, C., Yilmaz, M., Phillips, L., Lindsay, T., Eskin, M., Hiley, J., & Tasdelen, B. (2018). Nursing students' attitudes to suicide and suicidal persons: A cross-national and cultural comparison between Turkey and the United Kingdom. Journal of psychiatric and mental health nursing, 25(7), 369–379.
2. Eskin, M. (2004). The effects of religious versus secular education on suicide ideation and suicidal attitudes in adolescents in Turkey. Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology. 39: 536–542.
3. Sun, FK., Long, A., Boore, J. (2007). The attitudes of casualty nurses in Taiwan to patients who have attempted suicide. Journal of Clinical Nursing, 16(2): 255-263.
4. Botti, NCL., Araújo, LMC., Costa, EE., Machado, JSA. (2015). Nursing students attitudes across the suicidal behavior. Investigacion y educacion en enfermeria; 33(2): 334-42.
5. Botega, N.J., Reginato, D.G., da Silva, S.V., Cais, C.F., Rapeli, C.B., Mauro, M.L., Cecconi, J.P., & Stefanello, S. (2005). Nursing personnel attitudes towards suicide: the development of a measure scale. Revista brasileira de psiquiatria, 27 4: 315-318.
6. Ouzouni C, Nakakis K. (2009). Attitudes towards attempted suicide: The development of a measurement. Health Sci J, 3(4):222-31.
7. Samuelson M, Sunbring Y, Winell I, Asberg M. Nurses’ attitudes to attempted suicide patients. Scand J Caring Sci. 1997;11(4):232-237.
8. McCann, T., Clark, E., McConnachie, S., & Harvey, I. (2006). Accident and emergency nurses' attitudes towards patients who self-harm. Accident and emergency nursing, 14(1), 4–10.
9. Poreddi, V., Anjanappa, S., & Reddy, S. (2021). Attitudes of under graduate nursing students to suicide and their role in caring of persons with suicidal behaviors. Archives of psychiatric nursing, 35(6), 583–586.