SO SÁNH THAY ĐỔI LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CVVH VỚI CVVHDF Ở BỆNH NHÂN SỐC TRONG HỒI SỨC NGOẠI KHOA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh thay đổi lâm sàng, một số chỉ số cận lâm sàng của phương pháp CVVH (Continuous Veno-Venos Hemofiltration) với CVVHDF (Continous Vôn-Venos Hemodiafiltration) ở bệnh nhân sốc trong hồi sức ngoại khoa. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng trên 30 bệnh nhân hồi sức ngoại khoa có chỉ định lọc máu liên tục, chia thành 2 nhóm mỗi nhóm 15 bệnh nhân lọc máu bằng phương pháp CVVH hoặc CVVHDF, các thay đổi về chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng cũng như kết cục, thời gian nằm hồi sức của bệnh nhân được ghi nhận, mã hoá và xử lý theo các phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu: Các chỉ số lâm sàng: Mạch, huyết áp, liều vận mạch Noradrenalin, tỉ lệ tử vong, thời gian nằm hồi sức, thời gian thở máy khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Số lượng dịch lọc trung bình 1 quả lọc, cũng như số lượng dịch lọc trung bình 24h của nhóm CVVH thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm CVVHDF. Các chỉ số cận lâm sàng: IL-6 giảm nhanh hơn trong nhóm CVVH so với CVVHDF tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Lactat, Ure và creatinine giảm nhanh chóng ở cả 2 nhóm, giảm nhanh hơn ở nhóm CVVHDF, và giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước lọc máu, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm. Điểm SOFA ở nhóm CVVHDF giảm ngay từ thời điểm 24h sau lọc máu, trong khi ở nhóm CVVH sau 72h mới giảm có ý nghĩa. Kết luận: Nhóm CVVHDF cải thiện sớm hơn và tốt hơn chức năng thận so với nhóm CVVH, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm nhiên cứu về thay đổi các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lọc máu liên tục, CVVH, CVVHDF, IL-6, SOFA
Tài liệu tham khảo
2. Barie PS, Hydo LJ. Epidemiology of multiple organ dysfunction syndrome in critical surgical illness. Surg Infect. 2000; 1(3):173-185; discussion 185-186. doi:10.1089/ 109629600750018105
3. Bellomo R, Ronco C. Continuous renal replacement therapy in the intensive care unit. Intensive Care Med. 1999;25(8):781-789. doi:10.1007/s001340050953
4. Chi PT. Đánh Giá Sự Thay Đổi Một Số Chỉ Số Lâm Sàng và Cận Lâm Sàng Trong Quá Trình Lọc Máu Liên Tục ở Bệnh Nhân Có Suy Đa Tạng Trong Ngoại Khoa. Luận văn BSNT Đại học Y Hà Nội; 2015.
5. Lê Hữu Nhượng. Nhận Xét Kết Quả Lọc Máu Liên Tục Bằng Quả Lọc OXIRIS Trong Phối Hợp Điều Trị ARDS. Thạc sỹ y học. Đại học y Hà Nội.
6. Premuzic V, Basic-Jukic N, Jelakovic B, Kes P. Differences in CVVH vs. CVVHDF in the management of sepsis-induced acute kidney injury in critically ill patients. J Artif Organs Off J Jpn Soc Artif Organs. 2017;20(4):326-334. doi:10.1007/s10047-017-0970-9
7. Jang M. Survival comparison between continuous venovenous hemodiafiltration (CVVHDF) and continuous venovenous hemofiltration (CVVH) for septic AKI. J Am Soc Nephrol JASN. Published online 32. doi:10.1002/central/CN-02343808