NHU CẦU CHĂM SÓC VÀ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022

Lê Lệ Thương 1,2,, Đinh Gia Huệ 3, Trần Quang Huy 4
1 Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn
3 Hội điều dưỡng Việt Nam
4 Địa học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nhu cầu chăm sóc, mức độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày và xác định một số yếu tố liên quan của người bệnh (NB) đột quỵ não (ĐQN) tại Bệnh Viện Thanh Nhàn năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại thời điểm ra viện của 384 NBĐQN điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 09 đến tháng 12/2022. Kết quả: Có 90,9% NB có nhu cầu chăm sóc (CS) tại thời điểm ra viện (có nhu cầu ở ít nhất một trong 7 nhóm vấn đề CS), trong đó nhu cầu CS cao nhất là CS loét và phòng chống loét (80,7%), và thấp nhất là nhu cầu CS đại tiện (31,3%). Các nhu cầu CS nuôi dưỡng, hô hấp, tư thế, cơ xương khớp và tiết niệu dao động từ 72,4% đến 79,4%. Có 76% NB còn phụ thuộc, trong đó mức độ phụ thuộc hoàn toàn là 13%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm: nơi ở, số lần ĐQN, thời gian ĐQN, tiền sử rối loạn lipid máu, thói quen hút thuốc lá, cơ lực tay và cơ lực chân. Kết luận: NB ĐQN thường có nhiều di chứng nên phụ thuộc nhiều vào sự CS của người khác. Nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn, GDSK và CS giúp NB nhanh chóng hồi phục, tái hòa nhập cộng đồng. Cần thực hiện đánh giá nhu cầu chăm sóc, mức độ độc lập trong sinh hoạt của NB, lập kế hoạch CS cho NB ĐQN trong quá trình CS, điều trị và trước khi ra viện. Từ đó có tư vấn, giáo dục sức khoẻ (GDSK), kế hoạch CS phù hợp với từng trường hợp NB cụ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5331/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020 về việc Ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ĐQN”, Hà Nội.
2. Lê Đức Hinh (2012), Tai biến mạch máu não: Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản y học.
3. Nguyễn Thị Như Mai (2013), Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan tới mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của NB tai biến mạch máu não khi xuất viện tại Bệnh viện lão khoa Trung ương, Luận văn thạc sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công Cộng.
4. Võ Hoàng Nghĩa, Cao Minh Châu và Lã Ngọc Quang (2021), "Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày NB ĐQN khi xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020", Tạp chí Y dược lâm sàng 108.16(1),tr.135-143.
5. Trần Văn Tuấn (2019), Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau ĐQN và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
6. Collaborators, G. B. D. Stroke (2021), "Global, regional, and national burden of stroke and its risk factors, 1990-2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019", Lancet Neurol.20(10),pp.795-820.
7. Pei, L., Zang, X. Y., Wang, Y. et al (2016), "Factors associated with activities of daily living among the disabled elders with stroke", International Journal of Nursing Sciences. 3(1), pp.29-34.