NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ CHỨC NĂNG TẾ BÀO BÊ TA, KHÁNG INSULIN THEO HOMA2 VỚI TUỔI, BMI, VÒNG EO, LIPID MÁU Ở NGƯỜI TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI HÀ NỘI

Đỗ Đình Tùng 1,2,, Tạ Văn Bình 2, Khăm Phoong Phu Vông3
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân Y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa chức năng tế bào β, kháng insulin theo HOMA2 với tuổi, BMI và Lipid máu ở người tiền đái tháo đường. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, phân tích kết quả của 428 người tiền đái tháo đường; Tính chức năng tế bào β, độ nhạy insulin và chỉ số kháng insulin: bằng phần mềm HOMA2. Kết quả: Có mối tương quan giữa chức năng tế bào β với tuổi (r=0,12, P<0,05), với chỉ số BMI (r=0,258, p<0,001 ), tỷ lệ E/H (r=0,138, p<0,001), với TC, TG, LDL-C lần lượt là (r=0,126, r=148, r=0,115 và p=0,017, p=0,005, p=0,05), không có tương quan với chỉ số HDL-C. Có mối tương quan giữa độ nhạy insulin với BMI (r=-0,31, p<0,001), tỷ lệ E/H (r=0,149, p<0,005), với chỉ số TC, TG, HDL-C (lần lượt r=-0,125, r=-0,244, r=0,196 và p=0,018, p=0,001, p=0,001), không có tương quan với chỉ số LDL-C. Có mối tương quan giữa chỉ số kháng insulin với chỉ số BMI (r=0,313, p<0,001 ), tỷ lệ E/H (r=0,153, p<0,005), không có tương quan với tuổi và các chỉ số TC, TG, HDL-C và LDL-C. Kết luận: chức năng tế bào β có tương quan với tuổi, chỉ số BMI, tỷ lệ E/H, TC, TG, LDL-C; độ nhạy insulin có tương quan với BMI, tỷ lệ E/H, TC, TG, HDL-C; chỉ số kháng insulin có tương quan với BMI, tỷ lệ E/H, không có tương quan với tuổi và các chỉ số TC, TG, HDL-C và LDL-C.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Văn Bình (2006), Bệnh đái tháo đường - Tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học.
2. Trần Thị Thanh Hoá, Tạ Văn Bình (2007), Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân đái đường type 2 có gan nhiễm mỡ phát hiện lần đầu ở Bệnh viện Nội tiết, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá lần thứ 3, Nhà xuất bản Y học, tr.927-939.
3. Nguyễn Đức Ngọ, Nguyễn Văn Quýnh (2007), Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng insulin với béo phì, rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá lần thứ 3, Nhà xuất bản Y học, tr.787-795.
4. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Giàng và cs (2007), Nghiên cứu kháng insulin bằng chỉ số HOMA ở người cao tuổi tăng trọng, béo phì, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hoá lần thứ 3, Nhà xuất bản Y học, tr.562-567.
5. Chatchalit Rattasarn et al. (2006), Decreased Insulin Secretion but Not Insulin Sensitivity in Normal Glucose Tolerant Thai Subjects, Diabetes Care, Vol.29, Number 3, p.742-743.
6. Hui Chen, Gail Sullivan, and Michael J.Quon (2005), Assessing the Predictive Accuracy of QUICKI as a Surrogate Index for Insulin Sensitivity Using a Calibration Model, Diabetes, Vol.54, p.1914-1925.
7. Mehmet Dursun et al. (2004), Insulin Sensitivity, β Cell Function and Serum Lipid Levels in Helicobacter Pylori Positive, Non-Obese, Young Adult Males, Turk J. Med. Sci., Vol.34, p103-107.
8. UK Prospective Diabetes Study Group (2004), Insulin sensitivity at diagnosis of Type 2 diabetes is not associated with subsequent cardiovascular disease (UKPDS.67), Diabetic Medicine, Vol.22, p.306-311.
9. Wallace T.M., Levy J.C., Matthews D.R. (2004), Use and Abuse of HOMA modeling, Diabetes Care; Vol.27 (suppl.6), p.1487-1495.