XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI

Nguyễn Hữu Thành 1,, Mai Văn Viện 2, Nguyễn Sinh Hiền 3
1 Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sớm phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ dưới 1 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả nghiên cứu: Có 115 bệnh nhân với tuổi trung bình 8,2 ± 2,7 tháng, thấp nhất 1 tháng tuổi và cao nhất 12 tháng tuổi . Thời gian cặp ĐMC và chạy THNCT trung bình lần lượt 73,4 ±22,4 phút, 99,3 ± 26,9 phút. Giá trị Z vòng van ĐMP < -2, mở rộng qua vòng van ĐMP là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cặp ĐMC và THNCT. Thời gian thở máy trung bình 48,4±69,1 giờ, các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thở máy bao gồm nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi, cân nặng dưới 5kg, có mở rộng vòng van ĐMP, thời gian cặp ĐMC > 90 phút và THNCT > 120 phút. Sau mổ gặp hội chứng cung lượng tim thấp 26,1%. Yếu tố làm tăng nguy cơ cung lượng tim thấp là thời gian cặp ĐMC > 90 phút và cân nặng < 5kg. Có 1 trường hợp tử vong trong bệnh cảnh suy tim, viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Kết luận: Phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ dưới 1 tuổi có kết quả khả quan và tỷ lệ tử vong thấp. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật là thời gian cặp ĐMC kéo dài và cân nặng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kirklin J., Boyes B., and Kouchoukos N (2003). Ventricular Septal Defect and Pulmonary Stenosis or Atresia. Cardiac surgery 1. Churchill Livingstone Philadelphia, 946–1074.
2. Nguyễn Việt Anh (2019), Nhận xét kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh Fallot IV cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tại bệnh viện Việt Đức, Đại học Y Hà Nội.
3. Younis Memon M.K., Akhtar S., Mohsin M. và cộng sự. (2019). Short And Midterm Outcome Of Fallot’s Tetralogy Repair In Infancy: A Single Center Experience In A Developing Country. J Ayub Med Coll Abbottabad JAMC, 31(3), 383–387.
4. Lê Quang Thứu (2008), Nghiên cứu điều trị phẫu thuật sửa chữa toàn phần bệnh Tứ chứng Fallot, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
5. Nguyễn Sinh Hiền (2011), Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật không mở thất phải trong điều trị phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại bệnh viện Tim Hà Nội, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Vũ Trí Thanh (2021) Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa chữa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ em dưới 12 tháng tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tạp Chí Y Học Việt Nam, Tập 504, 5.
7. Alrddadi S.M., Morsy M.M., Albakri J.K. và cộng sự. (2019). Risk factors for prolonged mechanical ventilation after surgical repair of congenital heart disease. Saudi Med J, 40(4), 367–371.
8. Nguyễn Kinh Bang (2018). Đánh giá kết quả ngắn hạn phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot tuổi nhũ nhi. Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 22, 7.