TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ VÀ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG SỚM SAU MỔ ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Nguyễn Lê Thanh Trúc 1,, Trần Thị Tường Vy 1, Nguyễn Thị Nghĩa 1, Thạch Thị Thanh Thúy 1
1 Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ và một số biến chứng sớm sau mổ đường tiêu hóa tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 197 người bệnh có chỉ định phẫu thuật ổ bụng – đường tiêu hoá theo kế hoạch tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh từ tháng 04 năm 2022 đến tháng 06 năm 2022. Kết quả: Người bệnh có tỷ lệ sụt cân không mong muốn 1 tháng trước phẫu thuật > 10% trọng lượng cơ thể là 5,6%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI (BMI <18,5) là 33,2%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo NRS là 46,9%; Trong 196 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 36,7% xảy ra biến chứng sau phẫu thuật đường tiêu hóa; Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 20,4%, tỷ lệ bục xì miệng nối là 8,6%, tỷ lệ báng bụng là 5,1% và 2,6% bị biến chứng khác là tắc ruột. Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật với biến chứng sớm sau mổ với p<0,05. Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân vào viện phẫu thuật đường tiêu hóa cần được sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng để phát hiện nguy cơ về dinh dưỡng, qua đó sẽ có những chỉ định điều trị và can thiệp kịp thời về dinh dưỡng góp phần gia tăng kết cục lâm sàng có lợi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Garrow, John (1994), Starvation in hospital, Editor^Editors, British Medical Journal Publishing Group, p. 934.
2. Correia, M Isabel TD and Waitzberg, Dan L (2003), "The impact of malnutrition on morbidity, mortality, length of hospital stay and costs evaluated through a multivariate model analysis", Clinical nutrition. 22(3), pp. 235-239.
3. Lim, Su Lin (2012), "Malnutrition and its impact on cost of hospitalization, length of stay, readmission and 3-year mortality", Clinical nutrition. 31(3), pp. 345-350.
4. Çoban, Eda (2019), Malnutrition rate in stroke patients on admission", Şişli Etfal Hastanesi tıp Bülteni. 53(3), p. 272.
5. Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh (2018), "Phòng Kế hoạch Tổng hợp(2017), Báo cáo tổng kết hoạt động và phương hướng năm 2018 Bệnh viện Đa khoa.
6. Trương Thị Thư (2018), " Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật cắt dạ dày tại Bệnh viện Quân Y 103". Tạp chí Y - Dược Học Quân sự số 4-2018.
7. Ngô Thị Linh (2020), Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Y học cộng đồng. Số 4 (57) - Tháng 07-08/2020.
8. Phạm Văn Năng (2006), "Application of subjective global assessment as a screening tool for malnutrition in surgical patients in Vietnam", Clinical Nutrition. 25(1), pp. 102-108.
9. Trần Minh Đức (2014), "Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt trước thấp nối máy trong điều trị ung thư trực tràng", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1), tr.62-66.