KHẢO SÁT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ DỊCH NÃO TỦY QUA MŨI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2022

Ngô Văn Công 1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rò dịch não tủy qua mũi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương gãy sàn sọ do tai nạn giao thông, biến chứng của phẫu thuật nội soi mũi xoang, sau phẫu thuật u sàn sọ hoặc không có nguyên nhân đặc hiệu. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nội sọ nguy hiểm. Điều trị rò dịch não tủy qua mũi sẽ thay đổi tùy vào nguyên nhân, đặc điểm đường rò và tổn thương đi kèm, bao gồm điều trị bảo tồn, đặt dẫn lưu thắt lưng, phẫu thuật. Mục tiêu: Khảo sát các phương pháp điều trị và tỉ lệ thành công của các phương pháp điều trị rò dịch não tủy qua mũi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2021 đến năm 2022. Nghiên cứu bao gồm 84 bệnh nhân được chẩn đoán rò dịch não tủy qua mũi từ năm 2017 đến năm 2022. Kết quả: Trong số 84 bệnh nhân, có 20 trường hợp điều trị bảo tồn thành công, 15 trường hợp điều trị bảo tồn kết hợp dẫn lưu thắt lưng thành công, 49 trường hợp được phẫu thuật, trong đó có 43 trường hợp phẫu thuật hở đường mở sọ trán và 6 trường hợp phẫu thuật nội soi qua mũi. Tỉ lệ thành công của điều trị bảo tồn, điều trị bảo tồn kết hợp dẫn lưu thắt lưng và phẫu thuật lần lượt là 23,8%, 68,2% và 100%. Kết luận: Tỉ lệ thành công của các phương pháp điều trị rò dịch não tủy qua mũi là khác nhau. Cần dựa vào đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Xie M, Zhou K, Kachra S, McHugh T, Sommer DD. Diagnosis and Localization of Cerebrospinal Fluid Rhinorrhea: A Systematic Review. American journal of rhinology & allergy. May 2022;36(3):397-406. doi:10.1177/19458924211060918
2. Oakley GM, Orlandi RR, Woodworth BA, Batra PS, Alt JA. Management of cerebrospinal fluid rhinorrhea: an evidence-based review with recommendations. International forum of allergy & rhinology. Jan 2016;6(1):17-24. doi:10.1002/alr.21627
3. Kevin C Welch ADM. CSF Rhinorrhea Treatment & Management: Medical Therapy, Surgical Therapy, Preoperative Details. https://emedicine.medscape.com/article/861126-treatment#showall
4. P.W. Flint BHH, V.J. Lund, et al. Cerebrospinal Fluid Rhinorrhea. Cummings Otolaryngology: Head and Neck Surgery. 7th ed. Elsevier; 2020.
5. Oh JW, Kim SH, Whang K. Traumatic Cerebrospinal Fluid Leak: Diagnosis and Management. Korean journal of neurotrauma. Oct 2017;13(2):63-67. doi:10.13004/kjnt.2017.13.2.63
6. D'Anza B, Tien D, Stokken JK, Recinos PF, Woodard TR, Sindwani R. Role of lumbar drains in contemporary endonasal skull base surgery: Meta-analysis and systematic review. American journal of rhinology & allergy. Nov 1 2016;30(6):430-435. doi:10.2500/ajra.2016.30.4377
7. Albu S, Florian IS, Bolboaca SD. The benefit of early lumbar drain insertion in reducing the length of CSF leak in traumatic rhinorrhea. Clinical neurology and neurosurgery. Mar 2016;142:43-47. doi:10.1016/j.clineuro.2016.01.019
8. Schoentgen C, Henaux PL, Godey B, Jegoux F. Management of post-traumatic cerebrospinal fluid (CSF) leak of anterior skull base: 10 years experience. Acta oto-laryngologica. Sep 2013;133(9):944-50. doi:10.3109/00016489.2013.793821