ĐẶC ĐIỂM VIÊM NÃO KHÁNG NMDAR Ở TRẺ EM ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THAY HUYẾT TƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Nguyễn Huy Luân 1,, Phạm Thái Sơn 2, Ngô Thị Mai Phương 1
1 Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả ở trẻ em mắc viêm não kháng NMDAR được TPE. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca trẻ viêm não kháng NMDAR được điều trị thay huyết tương (TPE) từ 1/2019 – 6/2022 tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2. Kết quả: Có 32 trẻ viêm não tự miễn (VNTM) - 18 ca viêm não kháng NMDAR và 14 ca có khả năng VNTM kháng thể âm tính. Nhóm viêm não kháng NMDAR có tỉ lệ nam:nữ là 1:2,6 và tuổi trung vị là 7 (4,5-12,3) tuổi. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập viện trung vị là 8,5 (4-14) ngày. Phần lớn (89,9%) trường hợp viêm não nặng với rối loạn tri giác (100%), rối loạn tâm thần (94,4%), giảm khả năng nói (94,4%), co giật (83,3%) và rối loạn vận động (100%). Nhóm viêm não kháng NMDAR có tỷ lệ cao hơn các biểu hiện ảo tưởng, tăng động, và rối loạn vận động so với nhóm có khả năng VNTM kháng thể âm tính. Về xét nghiệm cho thấy 83,3% có bất thường dịch não tuỷ (DNT) với số lượng và tỉ lệ tăng bạch cầu cao hơn so với nhóm còn lại. EEG bất thường trong 75% trường hợp và MRI não chỉ 33,3% ghi nhận bất thường. Điều trị miễn dịch với 5,6% TPE đơn trị, 83,3% IVMT+TPE và 11,1% IVMT+TPE+IVIG. Kết quả với 77,8% cải thiện và thời gian nằm viện trung vị là 39 ngày. Kết luận: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm não kháng NMDAR nặng bao gồm rối loạn tri giác, tâm thần kinh, giảm khả năng nói và rối loạn vận động. Viêm não kháng NMDAR nặng có đáp ứng tốt sau điều trị miễn dịch, đặc biệt là khi phối hợp IVMT+TPE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. DeSena A D, Noland D K, Matevosyan K, et al. (2015). Intravenous methylprednisolone versus therapeutic plasma exchange for treatment of anti-N-methyl-D-aspartate receptor antibody encephalitis: A retrospective review. J Clin Apher. 30 (4), p. 212-6.
2. Jafarpour S, Santoro J D (2022). Autoimmune Encephalitis. Pediatr Rev. 43 (4), p. 198-211.
3. Nosadini M, Thomas T, Eyre M, et al. (2021). International Consensus Recommendations for the Treatment of Pediatric NMDAR Antibody Encephalitis. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm. 8 (5).
4. Pham H. P, Daniel-Johnson J A, Stotler B A, et al. (2011). Therapeutic plasma exchange for the treatment of anti-NMDA receptor encephalitis. J Clin Apher. 26 (6), p. 320-5.
5. Sai Yang, Zhang X, Feng M, et al. (2018). Clinical diagnosis and treatment of pediatric anti-N-methyl-D-aspartate receptor encephalitis: A single center retrospective study. Exp Ther Med. 16 (2), p. 1442-1448.
6. Suppiej A, Nosadini M, Zuliani L, et al. (2016). Plasma exchange in pediatric anti-NMDAR encephalitis: A systematic review. Brain Dev. 38 (7), p. 613-22.
7. Wickramasinghe N, Dasanayake D, Malavige N, et al. (2021). Autoimmune encephalitis in a South Asian population. BMC Neurol. 21 (1), p. 203.
8. Zhang Y, Huang H. J, Chen W. B, et al. (2021). Clinical efficacy of plasma exchange in patients with autoimmune encephalitis. Ann Clin Transl Neurol. 8 (4), p. 763-773.