SO SÁNH HIỆU QUẢ PHONG BẾ ĐÁM RỐI THẦN KINH ĐƯỜNG LIÊN CƠ BẬC THANG VỚI PHONG BẾ THẦN KINH TRÊN VAI PHỐI HỢP THẦN KINH NÁCH DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM CHO PHẪU THUẬT KHỚP VAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả vô cảm trong và sau phẫu thuật của phong bế đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang với phong bế dây thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách bằng ropivacaine 0,25%. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiến cứu có can thiệp, so sánh 60 bệnh nhân được gây tê vùng để phẫu thuật nội soi khớp vai chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm 1: 30 bệnh nhân được tiêm 10 ml ropivacaine 0,25% vào thần kinh trên vai và 10 ml ropivacaine 0,25% vào thần kinh nách dưới hướng dẫn của siêu âm trước gây mê. Nhóm 2: 30 bệnh nhân được tiêm 20ml ropivacaine 0,25% vào đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang dưới hướng dân siêu âm trước gây mê. Kết quả: Có sự khác biệt về thời gian khởi phát tác dụng của nhóm phong bế thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách (nhóm 1) và nhóm phong bế đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang (nhóm 2) (5 ± 0.7 so với 3 ± 0.5 phút). Lượng thuốc giảm đau Fentanyl sử dụng trong phẫu thuật cũng có sự khác biệt (0.2 ± 0.06 mg ở nhóm 1 và 0.16 ± 0.04 mg ở nhóm 2). Không có sự khác biệt về các thông số huyết động trong phẫu thuật giữa 2 nhóm nghiên cứu (p < 0.05). Nhóm 1 có ưu điểm hơn nhóm 2 về điểm VAS qua các thời điểm sau phẫu, thời gian yêu cầu liều morphin đầu, lượng morphin cần dùng sau phẫu thuật. Tuy nhiên tổng lượng morphin cần dùng thì không có sự khác biệt. Kết luận: Hiệu quả giảm đau và lượng morphin cần dùng của phương pháp phong bế thần kinh trên vai phối hợp thần kinh nách là kém hơn so với phương pháp phong bế đám rối cánh tay đường liên cơ bậc thang nhưng tổng lượng morphin cần dùng thì không có khác biệt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nội soi khớp vai, thần kinh trên vai, gây tê, thần kinh nách, đám rối cánh tay
Tài liệu tham khảo
2. Ergonenc T, Beyaz SG. Effects of ultrasound-guided suprascapular nerve pulsed radiofrequency on chronic shoulder pain. Med Ultrason.
3. Yean Chin Lim, Zhao Kun Koo, Vivian. W. Ho., et al. Randomized, controlled trial comparing respiratory and analgesic effects of interscalene, anterior suprascapular, and posterior suprascapular nerve blocks for arthroscopic shoulder surgery. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc, 2012 Dec; 20(12):2573-8.
4. Jinlong Zhao, Nanjun Xu, Jiahui Li et al. Efficacy and safety of suprascapular nerve block combined with axillary nerve block for arthroscopic shoulder surgery: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Anesthesiology. 2018; 129(1):47-57.
5. Lee SC, Chun YM, Joo SH, Lim HS. Comparison between two different concentrations of a fixed dose of ropivacaine in interscalene brachial plexus block for pain management after arthroscopic shoulder surgery: a randomized clinical trial Korean J Anesthesiol. 2021 Jun;74(3):226-233.
6. Zhai W, Wang X, Rong Y, Li M, Wang H. Effects of a fixed low-dose ropivacaine with different volume and concentrations on interscalene brachial plexus block: a randomized controlled trial. BMC Anesthesiol. 2016;16:80.
7. Auyong DB, Yuan SC, Choi DS, Pahang JA, Slee AE, Hanson NA. A Double-Blind Randomized Comparison of Continuous Interscalene, Supraclavicular, and Suprascapular Blocks for Total Shoulder Arthroplasty. Reg Anesth Pain Med 2017; 42: 302-9.
8. Abdallah F W, Wijeysundera DN, Brull R, Mocon A, Hussain N, et al. Subomohyoid anterior suprascapular block versus interscalene block for arthroscopic shoulder surgery a multicenter randomized trial. Anesthesiology 2020; 132: 839-53.