KẾT QUẢ TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE ĐỐI VỚI VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG ĐỘNG KINH CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH

Hoàng Thị Bích Hường 1,, Võ Hồng Khôi 1,2,3, Nguyễn Thị Tuyến 4
1 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, đặc điểm tuân thủ sử dụng thuốc, kết quả tư vấn giáo dục sức khoẻ đối với việc tuân thủ sử dụng thuốc kháng động kinh ở người bệnh động kinh. Đối tượng nghiên cứu: 193 người bệnh động kinh được chẩn đoán, điều trị và tái khám tại Trung tâm Thần kinh bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: Có 67,9% là nam giới, độ tuổi trung bình là 45,31 ± 18,92. Động kinh cơn cục bộ chiếm tỷ lệ 55,4%. Về trình độ học vấn, hay gặp nhất là người bệnh đã tốt nghiệp cấp 3 (45,1%). Tỷ lệ tuân thủ mức độ trung bình theo phân loại MMAS-8 của nhóm người bệnh có trình độ học vấn đại học/sau đại học cao nhất (37,9%). Nhóm người bệnh có tần suất cơn hay gặp nhất là hàng tuần nhưng không hàng tháng (43%), nhóm người bệnh có nhiều cơn hàng ngày đạt 7,3%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị mức trung bình của nhóm người bệnh có tuần suất cơn ít nhất một cơn hàng năm là cao nhất (37,1%). Tư vấn giáo dục sức khoẻ có xu hướng tác động tích cực với tỷ lệ người bệnh tuân thủ mức độ cao tăng từ 0% đến 6,7%, tuân thủ mức độ trung bình tăng từ 27,5% lên 44%, tuân thủ mức độ thấp giảm từ 72,5% xuống 49,2%. Kết luận: Tư vấn giáo dục sức khỏe có xu hướng tác động tích cực đến việc tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh mắc động kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang L, Chen S, Liu C, Lin W, Huang H. Factors for cognitive impairment in adult epileptic patients. Brain Behav. 2019;10(1):e01475. doi:10.1002/brb3.1475
2. Huong NV. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Rối Loạn Nhận Thức và Một Số Yếu Tố Liên Quan Trên Bệnh Nhân Động Kinh Là Người Trưởng Thành. Truong Dai Hoc Y Ha Noi; 2013.
3. Lê Quang Cường. Điều trị động kinh. Nhà xuất bản Y học; 2009.
4. De Geest S, Sabaté E. Adherence to Long-Term Therapies: Evidence for Action. European Journal of Cardiovascular Nursing. 2003;2(4):323. doi:10.1016/S1474-5151(03)00091-4
5. Kotsopoulos IA et al (2002). Systematic review and meta-analysis of incidence studies of epilepsy and unprovoked seizures. Epilepsia, 43(11), 1402-9.