KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VỀ TIÊM CHỦNG VACCINE COVID-19

Phan Thanh Hải 1, Phạm Thị Ngọc Nga1, Phan Thị Ngọc Tuyền 2, Nguyễn Quý An 3, Phan Quốc Việt 1, Lê Đức Hiền4, Nguyễn Thị Hồng Ngân 5, Đỗ Thị Xuân Nam 6, Tô Thị Yến Nhi 1,
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Cần Thơ
3 Cao đẳng y tế Cần Thơ
4 Đại học y dược Cần Thơ
5 Trung tâm Quận Cái Răng
6 Phòng An ninh Chính trị Nội bộ, Công an Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vaccine là giải pháp duy nhất để chống lại virus SARS-CoV-2 trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Sự hiểu biết sai về vaccine có thể dẫn đến tâm lý chủ quan. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức tiêm chủng COVID-19 của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 847 sinh viên hệ chính quy thuộc tất cả các ngành học tại ĐHYDCT trong thời gian từ tháng 6/2021 đến 9/2021. Kết quả: Có 220/892 (24,6%) đối tượng ở tổng 5 khóa từ 42 đến 46 tham gia khảo sát có kiến thức đúng về tiêm chủng vaccine COVID-19. Thông tin về vaccine COVID-19 chủ yếu có nguồn gốc từ các kênh truyền thông như ti vi, báo, đài (92,9%). Ba nội dung kiến thức đạt tỷ lệ đúng cao là “Biết thông tin vaccine COVID-19” đạt 99,1%; “Có thể mắc bệnh COVID-19 ngay cả khi đã tiêm ngừa COVID-19” đạt 98,1%; “Có thể tiêm chủng COVID-19 cả khi có tiền sử nhiễm” đạt 90,6%. Đa số các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu không liên quan mang ý nghĩa thống kê với tỷ lệ kiến thức đúng về việc tiêm chủng COVID-19. Kết luận: Sinh viên Trường ĐHYDCT có kiến thức đúng về tiêm chủng vaccine COVID-19 khá thấp (26,5%), các hoạt động truyền thông cần nên thực hiện để nâng cao hơn nữa kiến thức và thái độ tích cực cũng như niềm tin vào tiêm chủng vaccine COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Trương Ngọc Bích, Phạm Thị Ngọc Nga, Trần Văn Đệ và cộng sự (2022), Một số yếu tố ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của viên chức, người lao động Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021, Tạp chí Y học Việt Nam, số 1(7)/2022, Tr 27-31
2. Adane, M., Ademas, A., & Kloos, H. (2022). Knowledge, attitudes, and perceptions of COVID-19 vaccine and refusal to receive COVID-19 vaccine among healthcare workers in northeastern Ethiopia. BMC Public Health, 22(1), 1-14.
3. Adebowale, O.O., Adenubi, O.T., Adesokan, H.K., et al. (2021), SARS-CoV-2 (COVID-19 pandemic) in Nigeria: Multi-institutional survey of knowledge, practices and perception amongst undergraduate veterinary medical students. PLoS One, 16(3): e0248189.
4. Marshoudi S, Balushi H, Wahaibi A, et al. Knowledge, Attitudes, and Practices (KAP) toward the COVID-19 Vaccine in Oman: A Pre-Campaign Cross-Sectional Study. National Library of Medicine, Vaccines (Basel), 9(6):602.
5. Duong, M. C., Duong, B. T., Nguyen, H. T., Quynh, T. N. T., & Nguyen, D. P. (2022). Knowledge about COVID-19 vaccine and vaccination in Vietnam: A population survey. Journal of the American Pharmacists Association, S1544-3191(22)00014-0.
6. Nasir, M., Zaman, M. A., Majumder, T. K., Ahmed, F., Nazneen, R., Omar, E.,... & Begum, H. (2021), Perception, preventive practice, and attitude towards vaccine against COVID-19 among health care professionals in Bangladesh. Infection and Drug Resistance, 14, 3531.
7. Samanta, S., Banerjee, J., Kar, S. S, et al (2022), Awareness, knowledge and acceptance of COVID-19 vaccine among the people of West Bengal, India: a web-based survey. Vacunas.