KẾT QUẢ TẬP VẬN ĐỘNG SỚM CHO NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Võ Hoàng Phúc 1, Bùi Thị Minh Phượng 1, Trần Trung Hiếu 1, Vũ Hoàng Thu Phương 1, Đinh Văn An 1, Phan Nguyễn Thị Loan 1, Trần Ngọc Trâm 1, Nguyễn Đức Thành 1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hiện nay tỉ lệ người bệnh (NB) tại các Khoa Hồi sức tích cực (HSTC), đặc biệt là những người bệnh cần thông khí nhân tạo bị biến chứng và tử vong vẫn còn cao. Một số những nguyên nhân chính là do tình trạng NB nằm lâu tại giường, không được tập vận động sớm, đặc biệt là tập đi đứng sớm. Chương trình tập vận động, đặc biệt là đi đứng sớm góp phần mang lại nhiều lợi ích cho NB thở máy tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết quả của chương trình này đối với nhóm người bệnh trên tại Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả của chương trình tập vận động đi đứng sớm cho người bệnh thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca được tiến hành tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 06/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả: Nghiên cứu gồm 30 người bệnh, nam chiếm 56,7% với độ tuổi trung bình là 64,93 ± 17,43 tuổi. Thời gian bắt đầu tập đi đứng sớm trung bình là 4,13 ± 3,14 ngày; thời gian thở máy trung bình là 8,27 ± 6,14 ngày, thời gian điều trị ở Khoa Hồi sức tích cực trung bình là 11,27 ± 6,98 ngày; thời gian điều trị tại bệnh viện trung bình là 21,3 ± 6,9 ngày. Tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm viện là 0%. Điểm Perme trung bình trước khi tập đi đứng là 17,93 ± 4,23 điểm, tại thời điểm rời Khoa Hồi sức tích cực là 25,17 ± 3,68 điểm, sự cải thiện điểm Perme trung bình là 7,23 ± 3,66 điểm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Không có biến cố nào được ghi nhận trong quá trình tập. Kết luận: Trong nghiên cứu này, chương trình tập vận động sớm và đi đứng sớm có vẻ giúp rút ngắn thời gian thở máy, thời gian điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và cải thiện khả năng sống còn, cải thiện được chức năng cũng như khả năng vận động cho người bệnh thở máy

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Cẩm Tú, Phạm Thị Ngọc Thảo (2021), ″Tụt huyết áp sau đặt nội khí quản ở bệnh nhân hồi sức tích cực″, Y Học TPHCM, 25 (1), tr 104 – 108.
2. Gatty A., et al (2020), ″Effectiveness of structured early mobilization protocol on mobility status of patients in medical intensive care unit″, Physiotherapy Theory and Practice, pp 1-13.
3. Hodgson C., et al (2014), ″Expert consensus and recommendations on safety criteria for active mobilization ofnmechanically ventilated critically ill adults″, Critical Care , 18:658.
4. Hunter A., Johnson L., Willis W., et al (2014), ″Early Mobilization in ICU Patients″, Business and Health Administration Association Annual Conference - Chicago, IL, pp 18 – 27.
5. Kawaguchi Y.M.F., et al (2016), ″Perme Intensive Care Unit Mobility Score and ICU Mobility Scale: translation into Portuguese and cross-cultural adaptation for use in Brazil″, J Bras Pneumol, vol 42(6), pp 429 - 434.
6. Needham D.M., et al (2010), ″Early physical medicine and rehabilitation for patients with acute respiratory failure: A quality improvement project″, Original Article, pp 536 – 542.
7. Nydahl P., et al (2017), ″The German translation of the Perme Intensive Care Unit Mobility Score and inter-rater reliability between physiotherapists and nurses″, European Journal of Physiotherapy, pp 1-7.
8. Ronnebaum J.A., et al (2012), ″Earlier mobilization decreases the length of stay in the intensive care unit″, Journal of Acute Care Physical Therapy, vol 3 (2), pp 204 – 210.
9. Sulieman H., et al (2018), ″Characteristics of Critically-Ill Patients at Two Tertiary Care Hospitals in Sudan″, Sultan Qaboos University Med J, Vol (2), pp 190 – 195.