TÍNH KHẢ THI CỦA CÁCH TIẾP CẬN QUA ĐOẠN XA ĐỘNG MẠCH QUAY TRÁI TRONG CHỤP VÀ CAN THIỆP MẠCH VÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chụp và can thiệp mạch vành qua đoạn xa động mạch quay trái (hõm lào) là phương pháp tiếp cận mạch máu mới với những lợi ích từ việc tiếp cận từ động mạch (ĐM) quay trái và giảm những bất lợi do tư thế của bệnh nhân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tính khả khi của chụp và can thiệp mạch vành qua đoạn xa ĐM quay trái vẫn còn thiếu dữ liệu. Mục tiêu: Xác định tính khả thi và an toàn của cách tiếp cận qua đoạn xa ĐM quay trái trong chụp và can thiệp mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 32 bệnh nhân được tiếp cận qua hõm lào trái tại bệnh viện Vinmec Central Park từ 3/2021 đến 12/2021. Chúng tôi ghi nhận thông tin bệnh nhân, thông tin thủ thuật và ghi nhận biến chứng sau thủ thuật. Kết quả: Trong số 32 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 66,7 ± 10,6 với nam giới chiếm 78%, kích thước ĐM quay trái là 2,81 ± 0,36 mm và đoạn xa ĐM quay trái là 2,53 ± 0,27 mm. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tiếp cận thành công là 93,8%. Có 2 bệnh nhân bị co thắt mạch cần chuyển vị trí tiếp cận qua đoạn gần động mạch quay trái và động mạch quay phải đều thành công. Thời gian đâm kim trung bình: 5,37 ± 3,7 phút và tất cả bệnh nhân đều được chụp và can thiệp mạch vành thành công mà không thay đổi vị trí tiếp cận. Tỷ lệ biến chứng tụ máu mức độ EASY I là 13,3% và không cần can thiệp ngoại khoa, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào biến chứng xuất huyết hay tụ máu mức độ EASY II trở lên. Kết luận: Tiếp cận chụp và can thiệp mạch vành qua đoạn xa động mạch quay trái có tính khả thi và an toàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đoạn xa động mạch quay trái, hõm lào, tiếp cận mạch máu, chụp mạch vành, can thiệp mạch vành
Tài liệu tham khảo
2. Kiemeneij F, "Left distal transradial access in the anatomical snuffbox for coronary angiography (ldTRA) and interventions (ldTRI)", EuroIntervention, 2017, 13 (7), 851-857.
3. Kim Y, Ahn Y, Kim I, et al. "Feasibility of Coronary Angiography and Percutaneous Coronary Intervention via Left Snuffbox Approach", Korean Circ J, 2018, 48 (12), 1120-1130.
4. Lee J W, Park S W, Son J W, et al. "Real-world experience of the left distal transradial approach for coronary angiography and percutaneous coronary intervention: a prospective observational study (LeDRA)", EuroIntervention, 2018, 14 (9), e995-e1003.
5. Nairoukh Z, Jahangir S, Adjepong D, et al. "Distal Radial Artery Access: The Future of Cardiovascular Intervention", Cureus, 2020, 12 (3), e7201.
6. Norimatsu K, Kusumoto T, Yoshimoto K, et al. "Importance of measurement of the diameter of the distal radial artery in a distal radial approach from the anatomical snuffbox before coronary catheterization", Heart Vessels, 2019, 34 (10), 1615-1620.
7. Shah B, Burdowski J, Guo Y, et al. "Effect of Left Versus Right Radial Artery Approach for Coronary Angiography on Radiation Parameters in Patients With Predictors of Transradial Access Failure", Am J Cardiol, 2016, 118 (4), 477-81.
8. Soydan E, Akın M. "Coronary angiography using the left distal radial approach - An alternative site to conventional radial coronary angiography", Anatol J Cardiol, 2018, 19 (4), 243-248.