THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SAU CAN THIỆP CỦA BÁC SĨ VỚI HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI TỈNH THÁI BÌNH

Lê Văn Trụ 1,, Nguyễn Trọng Tài 2, Nguyễn Hữu Quân 3, Phạm Huy Tuấn Kiệt 2, Nguyễn Văn Huy 2
1 Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế
2 Đại học Y Hà Nội
3 Sở Y tế Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bác sỹ tuân thủ sau can thiệp với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại Tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp trên một nhóm đối tượng bác sĩ khám chữa bệnh cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang được điều trị tại tỉnh Thái Bình, có so sánh trước sau. Kết quả: Bác sĩ có đội tuổi trẻ, nhóm 25 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44,1%; nam giới 58,8%; trình độ sau đại học chỉ có 38,2% với 29,4% được đào tạo chuyên khoa nội tiết. Tỷ lệ đã được đào tạo về đái tháo đường chiếm 85,3%. Tỷ lệ tuân thủ chỉ định làm xét nghiệm glucose lúc đói tăng ở các thời điểm; chỉ số hiệu quả tăng cao nhất ở thời điểm H2 chiếm 18,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ tuân thủ chỉ định làm xét nghiệm HbA1c tăng ở các thời điểm, trước can thiệp chiếm 12,3% sau 1 năm can thiệp tỷ lệ tuân thủ chỉ định xét nghiệm tăng lên 50%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chỉ số hiệu quả tăng cao nhất ở thời điểm H1 chiếm 76,4%. Tỷ lệ người bệnh được làm xét nghiệm cholesterol tăng dần theo thời gian can thiệp, chỉ số hiệu quả cao nhất tại thời điểm H2 chiếm 39,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Tỷ lệ người bệnh được làm xét nghiệm HDL-c tăng dần theo thời gian can thiệp, p < 0,05. Chỉ số hiệu quả cao nhất tại thời điểm H2 chiếm 74,7%. Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị chỉ định các xét nghiệm của bác sĩ trước can thiệp chiếm tỷ lệ thấp; tất cả các chỉ số xét nghiệm đều tăng sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2006) "Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycaemia: report of a WHO/IDF consultation".
2. Mathew ME, Rajiah K (2013). "Assessment of medication adherence in type-2 diabetes patients on poly pharmacy and the effect of patient counseling given to them in a multispecialty hospital". J Basic Clin Pharm, 5(1):15-8.
3. Herman HW (2015) "Response to comment on American Diabetes Association. Approaches to glycemic treatment. Sec. 7. In Standards of Medical Care in Diabetes-2015. Diabetes Care, 38 (10): e175.
4. Luis-Emilio GP, Álvarez M, Dilla T, Gil-Guillén V, OrozcoBeltrán D, et al (2013). "Adherence to therapies in patients with type 2 diabetes". Diabetes Therapy, 4(2):175-194.
5. Nguyễn Thị Hải (2015). Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường Type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh năm 2015. Luận Văn Tiến Sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng.
6. M. S. Kirkman SRW, H. H. Caffrey và cộng sự. Impact of a program to improve adherence to diabetes guidelines by primary care physicians. Diabetes Care. 2002;25 (11):1946-1951.
7. Taylor CE (2014). The Adherence of Primary Care Providers to the American Diabetes Association Guideline for Frequency of A1c Testing. University of Massachusetts-Amherst.
8. Spitler J, Stamm P, Lineberry T, Stowers A, Lewis C, Morgan E. Multiple Interventions to Improve Provider Adherence to Diabetes Care Guidelines. 2004;11.
9. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Dương Hồng Thái (2021), Một số yếu tố liên quan đến nồng độ HDL-C huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa Thái Nguyên, TNU Journal of Science and Technology, 226(01): 135-141.